- Sau nhiều tranh luận ồn ào và gay gắt, cuối cùng Bộ GD-ĐT đã ngồi cùng với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam để bàn thảo về tương lai của môn Lịch sử. Đọc thông tin về nội dung cuộc họp, tôi thấy cảm thấy thú vị vì nhận thấy cách bố trí các môn học có liên quan đến môn học này tương đối giống mô hình Nhật Bản. Đồng thời, cũng nhận ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục trao đổi.
Tiếp cận mô hình Nhật Bản?
Ở bậc tiểu học, dạy học tích hợp vẫn được duy trì như trong Dự thảo chương trình tổng thể. Như vậy, sự tồn tại của các môn học có tính chất tích hợp như “Cuộc sống quanh ta”, “Tìm hiểu xã hội” xét về hình thức cũng tương tự như sự tồn tại của môn “Đời sống” (dành cho lớp 1, 2) và môn “Nghiên cứu xã hội” (còn gọi là môn Xã hội, dành cho các lớp từ lớp 3 đến lớp 6) ở Nhật Bản.
Ở THCS, thông tin đáng chú ý là môn học tích hợp hai môn Lịch sử và Địa lý sẽ không có tên gọi là môn Khoa học xã hội như dự kiến.Theo đó sẽ có môn Lịch sử và môn Địa lý riêng rẽ và phần kiến thức chung liên quan chặt chẽ giữa hai môn có thể thiết kế thành các chuyên đề tích hợp!
Nếu như vậy, cách làm này cũng gần giống như Nhật Bản hiện tại khi ở cấp THCS, môn “Nghiên cứu xã hội” được tách thành 3 lĩnh vực là “Lĩnh vực Địa lý”, “Lĩnh vực lịch sử” và “Lĩnh vực Công dân”.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)