Game Offline du nhập vào Việt Nam từ khá sớm. Nếu như mọi người để ý thì tất cả các tựa game trên nền tảng 4 nút hay đời thấp hơn đều là các Game Offline. Và thật ra,ântíchsựthảmbạicủaGameOfflinetạithịtrườnggameViệkết quả bóng dá ngoại hạng anh nếu tìm hiểu kĩ hơn, ở châu Âu và Bắc Mỹ hầu như không có khái niệm về Game Online hay Game Offline. Tại sao lại như vậy?
Họ chỉ có một từ duy nhất để miêu tả các phương thức giải trí số này là Video Game (trò chơi điện tử). Các tựa game được coi là Game Online, sẽ đi kèm 1 cụm từ là MMO (Massively multiplayer online – trực tuyến nhiều người chơi). Các game MMO sẽ cho phép 1 lượng lớn người chơi tham gia chơi với nhau thông qua 1 server và thay vì giao tiếp với các NPC máy, họ có thể giao lưu trực tiếp với nhau.
Điều này phân biệt với các tựa Game Offline có phần chơi đơn riêng, khi người chơi chỉ có thể giao tiếp với các NPC máy và có phần chơi mạng song song, cho phép những người chơi được giao tiếp với nhau.
Ở Việt Nam, hầu hết các Game Online đều để chỉ các game không có phần chơi đơn, game thủ chơi thông qua server của nhà phát hành, hệ thống cash shop, vật phẩm, trao đổi tiền thật.
Còn Game Offline là các game chỉ có phần chơi đơn, kể cả khi không có mạng thì vẫn chơi được bình thường, mà quên rằng nó vẫn có phần chơi mạng song song được gọi là Multiplayer(Trong phần chơi này người chơi sẽ không phải mua thêm bất cứ loại vật phẩm nào khác.
Các khuyến mãi thường đi kèm với người đặt mua sớm). Nguyên nhân chính là do đa phần các game thủ Việt chơi game offline thông qua phiên bản lậu không hỗ trợ chơi mạng.
Vậy từ đâu có thể khẳng định Game Offline thảm bại và “không ngóc đầu lên được” tại thị trường game Việt.
Miễn phí và trả phí
Hầu hết các game online được phát hành tại Việt Nam vào thời điểm hiện tại đều là các game Free-to-Play, game thủ được thỏa sức chơi và nếu có điều kiện có thể nạp thẻ để mua vật phẩm trong game. Nhiều người hoàn toàn có thể dựa vào sức của mình để kiếm được những bộ đồ kha khá mà không phải trả thêm đồng phí nào.
Nó phù hợp với nhu cầu của người Việt: Thích xài đồ miễn phí nhưng phải tốt. Các tựa game phát hành theo dạng Pay-to-Playđều chịu kết cục khá thê thảm. Vì trả phí theo tháng không phải là lựa chọn đối với game thủ Việt Nam.
Chính vì điều đó, Game Offline rất khó có đất sống tại Việt Nam. Việc trả 1 cục tiền từ 1,2 triệu tới 2 triệu để mua 1 tựa game, hoàn toàn không phải là cách mà game thủ Việt sử dụng. Mặc dù với số tiền họ chi ra, họ sẽ hầu như không phải trả thêm đồng nào để chơi tựa game đó nữa, tận hưởng cả phần chơi đơn và phần chơi mạng sôi động không kém.
Điều này rất khác so với Game Online, khi người chơi hoàn toàn có thể đốt vài triệu tới vài chục triệu chỉ để mua vật phẩm trong game. Nhiều bạn có thể thắc mắc ngay, nếu game thủ vẫn downloadcác bản chơi lậuvề và chơi bình thường thì sao. Phần tiếp theo sẽ trả lời câu hỏi đó.
Nền tảng đồ họa khác biệt
Phải thừa nhận rằng, với sự chạy đua liên tục các công nghệ đồ họa, công nghệ engine mới nhất vô tình đẩy nền đồ họa của game offline tăng liên tục theo các năm. Tốc độ thay đổi và nâng cấp engine của các nhà phát triển thậm chí còn nhanh hơn cả tốc độ thay đổi phần cứng của các nhà sản xuất phần cứng.
Hệ quả này dẫn tới việc, cấu hình máy tính phải ngày càng mạnh thì mới mong có thể chơi được các tựa game offline mới nhất. Game thủ hay download bản lậu về chơi thường không có xu hướng tự nâng cấp máy tính của mình, có thì tỉ lệ này càng ngày càng thấp do tốc độ thay đổi như vũ bão của phần cứng và nền đồ họa.
Điều này trái ngược với sự phát triển của game online. Hầu hết các game online tại Việt Nam đều nhập khẩu từ Trung Quốc, một số ít ỏi nhập khẩu từ các nước thứ 3 khác nhưng vẫn chung quy tắc: Nền tảng engine gần như không thay đổi sau nhiều năm, có chăng cũng là chỉnh sửa không đáng kể.
Trong khi nền đồ họa không hề có tí cải tiến nào sau 6,7 năm. Thì chỉ với một máy tính 7,8 triệu vào thời điểm hiện đại cũng đã đủ sức cân gần hết các game online ở thị trường. Game thủ sẽ chỉ cần 1 một máy tính vừa phục vụ cho nhu cầu làm việc, học tập và chơi game online, chứ không mất công build máy như các game thủ game offline. Một lợi thế nữa cho game online đã xuất hiện.
Sự chèn ép của MOBA
Thể loại game này xuất hiện cách đây không lâu nhưng lại được đông đảo các game thủ trên thế giới quan tâm và yêu thích. Đồ họa ở mức tầm trung, lối chơi dễ làm quen và tương đồng trong nhiều tựa game. Hơn hết, thể loại này nay đã được nâng tầm thành Esport và chính xác là 1 tựa game chỉ cho Esport.
Trên thế giới, hàng năm có hàng chục tới hàng trăm giải game lớn nhỏ, đủ sức cho các game thủ MOBA tranh đấu với nhau. Chính điều này đã cuốn không ít các game thủ vốn yêu thích game offline chuyển sang chơi và thi đấu cho MOBA.
Ngay tại thị trường Việt Nam, trước kia nếu bạn từng bước vào 1 quán net sẽ thấy đa số các game thủ chơi MU hay võ lâm truyền kì, một vài người chơi các tựa game offline thì nay gần như đều là MOBA. League Of Legends có lẽ là game MOBA được chơi nhiều nhất tại Việt Nam, sau đó tất nhiên phải kể tới ARTS – Dota 2.
Cái thời mà Online còn mới manh nha, những đứa trẻ như chúng ta vẫn còn ham hố với Half-Life, Đế Chế, hay ra hàng mua đĩa game offline về cài chơi có lẽ đã không còn trong thời buổi này. Những đứa trẻ ngày nay được tiếp xúc trực tiếp và từ rất sớm với các game MOBA. Đương nhiên, khi đã chơi quen với MOBA, các em sẽ dễ bị nghiện hơn nhiều so với Offline, thế hệ này dần hình thành 1 lớp người không biết tới game Offline là gì.
Rào cản ngôn ngữ và khác biệt về tư duy
Tại thị trường game Việt, MMORPG vẫn chiếm thị phần rất lớn và đa số có gameplay rất giống nhau, thậm chí vào thời điểm hiện tại người ta đã xây dựng được chế độ auto đến từng chi tiết. Việc làm này khiến game online không khác gì một tựa game thi cấp, thi đồ, nạp tiền và chơi cho có. Người chơi không cần nhiều tư duy để chơi thể loại này, chỉ cần chịu khó chút là được.
Một vài thể loại game khác như MMOFPS, MMOTPS hay CasualGame cũng không có nhiều thay đổi theo các năm, tuy rằng các tựa game này vẫn cần kĩ năng để chơi nhưng so với Game Offline thì nó đã bị “Neft” đi rất nhiều, nhằm mục đích tiếp cận tới nhiều game thủ ở mọi lứa tuổi nhất có thể, giúp các nhà phát hành thu về được nhiều tiền.
Với thể loại MOBA thì có cùng 1 kiểu chơi trong mỗi trận đấu, tư duy của một game thủ MOBA chủ yếu là về mặt chiến thuật, cùng tính đồng đội. Cách chơi được lặp đi lặp lại sau mỗi trận đấu, nó có nhiều nét tương đồng với các môn thể thao như bóng đá, nên sớm được đưa vào khuôn khổ các giải đấu. Tư duy của 1 game thủ MOBA sẽ khác nhiều so với game thủ game Offline.
Game offline có một đặc điểm nổi bật là hầu như không được Việt hóa, đồng nghĩa với việc người chơi game offline phải có những kiến thức nhất định về tiếng Anh, không những thế một số tựa game còn yêu cầu người chơi phải có các kiến thức tư duy gắn kết để có thể cảm nhận hết cái hay của game. Mỗi một game lại có một đặc trưng riêng, không cái nào giống cái nào.
Và trong thời điểm hiện tại, khi các tựa game offline liên tục ra các series mới, các sequel mới và đủ thứ DLC khác nhau. Một game thủ mới chập chững chơi game offline sẽ rất dễ bị loạn nếu không có một cái nhìn đúng đắn về phiên bản trước. Game offline càng ngày càng kén người chơi hơn khi nó cần 1 lượng kiến thức dồi dào hơn.
Hoặc game thủ phải là người có tư duy gắn kết tốt. Điều này không phù hợp tại thị trường Việt Nam, khi đa số các game thủ không có khả năng cả về tư duy sâu lẫn nền tảng tài chính. Game thủ hardcore game offline sẽ ngày càng hardcore và ngược lại. Ở Việt Nam lượng game thủ này hoàn toàn có thể đếm được trên đầu ngón tay!
Đây là 4 trong số nhiều các nguyên nhân khác dẫn tới kết cục bi thảm của Game Offline tại thị trường Việt. Dù Game Offline mới thật sự là thể loại đáng chơi hơn cả Online và MOBA. Vậy có lối đi riêng nào cho game offline hay không. Các bạn hãy đợi xem phần tiếp theo.
Theo Game4v
顶: 726踩: 18735
评论专区