‘Việt Nam phải giàu mạnh hơn để không phải đi xin tài trợ'_bóng đá 88.com
- Tại lễ khai giảng năm học 2015-2016 của thầy trò Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mặc dù “tưởng rằng trong kế hoạch chương trình không có bài phát biểu của tôi” nhưng đã có một số chia sẻ đáng quý với các tân sinh viên.
“Đất nước ta đang phát triển khá nhanh và toàn diện, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Nhưng nhiều nơi vẫn còn nghèo, rất nghèo” – ông Vũ Đức Đam mở đầu những chia sẻ của mình.
Phó Thủ tướng khẳng định, để đánh giá một đất nước phát triển không chỉ nhìn vào thu nhập bình quân đầu người mà còn phải dựa trên những chỉ tiêu không thể đo đếm được liên quan đến con người và văn hóa.
Ảnh: Minh Khôi |
Ông đánh giá cao tầm quan trọng của các ngành khoa học xã hội nhăn văn, “nếu không muốn nói là không thể thiếu”.
“Tôi nghĩ rằng khoa học xã hội và nhân văn không chỉ liên quan tới lịch sử, tương lai, không chỉ là những triết lý, những công trình to lớn, mà liên quan đến những gì bình dị nhất, hiện hữu nhất xung quanh chúng ta. Chúng ta từ trong nhà, từ trong lớp bước ra ngoài đường, ra ngoài xã hội, từ ánh mắt, nụ cười, từ những cử chỉ, hành vi chúng ta đều có thể thấy những điều rất nhân văn, những điều rất tốt đẹp, những điều chưa tốt đẹp và cả những nguy cơ mà nếu chúng ta không ngăn chặn có thể dẫn tới suy đồi văn hóa”.
“Những điều tốt đẹp và chưa tốt đẹp ấy có phần trách nhiệm của mỗi người. Những nguy cơ ấy cũng tương tự như nguy cơ tụt hậu về kinh tế và đó là những nguy cơ hiện hữu có thật”.
Phó Thủ tướng chia sẻ rằng ông có được phân công chỉ đạo thực hiện “Báo cáo Việt Nam 2035” và có cơ hội làm việc với nhiều chuyên gia quốc tế. “Lần trao đổi gần đây nhất, các chuyên gia hỏi tôi rằng: “Cá nhân Phó Thủ tướng mong muốn gì ở đất nước Việt Nam vào năm 2035 và sau đó?” Câu hỏi khiến tôi rất bất ngờ, và theo phản xạ tự nhiên tôi trả lời rằng: ‘Đất nước Việt Nam phải giàu hơn, mạnh hơn để không phải đi xin tài trợ, viện trợ như ngày hôm nay’.
“Tuy nhiên, Việt Nam không chỉ đặt mục tiêu giàu hơn, mà quan trọng hơn đất nước Việt Nam phải độc lập, phải hòa bình, người Việt Nam phải thực sự sống trong một xã hội an lành, đầy tình người và văn hóa”.
“Các chuyên gia trong đó có rất nhiều người đang là công dân và đang sống ở các nước phát triển đã nói với tôi rằng họ rất vui khi được nghe điều đó và họ tin rằng những đóng góp của họ sẽ rất có ý nghĩa. Có một chuyên gia rất cảm động, nói với tôi rằng mặc dù đất nước mà anh ấy hiện nay đang sống giàu có hơn Việt Nam rất nhiều và 20 năm tới đây chắc là còn giàu có hơn nhiều nữa nhưng nếu được, anh ấy, gia đình và bạn bè anh ấy đều mong muốn được chọn sống ở một đất nước không giàu có bằng nhưng đáng sống hơn”.
Trong những chia sẻ tâm huyết dành cho các tân sinh viên ngành xã hội nhân văn, Phó Thủ tướng nói: “Tôi nghĩ rằng trong mỗi chúng ta, mỗi người đều có những giá trị tốt đẹp. Điều đáng quý nhất và chắc cũng là điều khó nhất với mỗi người, cả tôi và các bạn, là phải cố gắng vượt lên chính mình để những điều tốt đẹp được nhân lên và những điều chưa tốt, những tiêu cực trong xã hội bị kiểm chế, bị ngăn chặn, đẩy lùi.
Tôi rất mong các bạn cùng với tôi, chúng ta sẽ cùng cố gắng, cùng chúc nhau, hàng ngày, hàng giờ, hàng giây làm được điều đó”.
- Nguyễn Thảo(ghi)
Xem thêm:
Phó Thủ tướng: 'Ngày khai giảng phải thực sự vì học sinh'