Tỷ lệ trẻ em gái cho biết đã từng bị cưỡng bức quan hệ tình dục trước 15 tuổi là 10%. Tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em gái.
Thông tin từ Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết,ẻemgáidướituổitừngbịcưỡngbứcquanhệtìnhdụket qua cúp c1 Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay được Liên Hợp Quốc chọn chủ đề: “Đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên”.
Theo đánh giá, trẻ em gái vị thành niên trên khắp thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn so với trẻ em trai cùng trang lứa.
Ông Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết: Trong năm 2015, số trẻ em gái kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi cao nhất rơi vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương với 59 triệu em. Đông Á và Nam Á, khu vực Tây Phi và Trung Phi với 8 triệu em/khu vực; các quốc gia Ả Rập 3 triệu em và khu vực Đông Âu và Trung Á là 1 triệu em.
Trẻ em gái phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức (Ảnh có tính chất minh họa) |
Bên cạnh đó, mỗi ngày có 20.000 trẻ em gái tại các nước đang phát triển ở độ tuổi từ 15 - 17 sinh con; ước tính số ca nạo phá thai không an toàn ở trẻ em gái tuổi từ 15-19 là 3,2 triệu ca; tỷ lệ trẻ em gái cho biết đã từng bị cưỡng bức quan hệ tình dục trước 15 tuổi là 10%. Tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em gái từ 15-19 tuổi, tiếp theo là biến chứng thai sản.
Ông Lê Cảnh Nhạc nhấn mạnh: Những số liệu này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các nước trên thế giới về tình trạng tảo hôn của trẻ em gái vị thành niên.
Thực tế ở nhiều quốc gia, một em gái khi đến tuổi dậy thì đã được gia đình và cộng đồng cho là đã sẵn sàng để kết hôn, mang thai và sinh con. Em có thể bị ép phải kết hôn sớm và bỏ học, bị ảnh hưởng tới sức khỏe do phải sinh nở trước khi cơ thể em sẵn sàng cho việc đó.
Em cũng có thể không được hưởng các quyền con người; không được đi học, sức khỏe không tốt và gần như không kiểm soát được cơ thể của mình; tương lai của các em có thể bị hủy hoại, tiềm năng của các em có thể sẽ không bao giờ được phát huy.
Các thách thức và trở ngại mà một em gái vị thành niên phải đối mặt sẽ nhân lên bội phần nếu em là người dân tộc thiểu số, sống ở nông thôn và xuất thân trong một gia đình nghèo khó…
Nhưng khi các em được trao quyền, có phương tiện và thông tin để tự quyết định cuộc sống của mình thì các em sẽ có nhiều cơ hội phát huy tiềm năng và trở thành một tác nhân tích cực tạo ra sự thay đổi trong gia đình, cộng đồng và quốc gia.
Thông điệp chính mà Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc muốn gửi tới tất cả các nước thành viên nhân Ngày Dân số Thế giới năm nay là: “Sự thành công của Chương trình nghị sự phát triển bền vững phụ thuộc vào việc chúng ta hỗ trợ và đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên hiệu quả đến mức nào”.
Sự kiện hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới tại Hà Nội sẽ được tổ chức vào sáng 9/7, dự kiến thu hút 400 người là cán bộ y tế, dân số, đoàn viên thanh niên tham gia diễu hành. Bên cạnh đó là Mít tinh và các hoạt động tư vấn, cung cấp dịch vụ lồng ghép.
(Theo VOV)(责任编辑:Cúp C2)