Tại Điều 21 dự thảo Luật PCCC&CNCH quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất,êucầuPCCCđốivớinhàởkếthợpsảnxuấtỷ lệ kèo cá cược nhà cái kinh doanh thể hiện, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy như sau:
Lắp đặt, sử dụng thiết bị điện bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy; bố trí bếp đun nấu, nơi thờ cúng, đốt vàng mã bảo đảm an toàn; không để vật, chất dễ cháy, nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt; có phương tiện phòng cháy, chữa cháy phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế để sẵn sàng chữa cháy, thoát nạn; bố trí, duy trì lối thoát nạn, lối ra khẩn cấp hoặc lối đi bảo đảm việc thoát nạn.
Ngoài ra, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn theo quy định; khu vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa có nguy cơ cháy, nổ phải có giải pháp ngăn cách hoặc ngăn cháy với khu vực để ở.
Dự thảo luật cũng quy định, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy sau đây:
Thứ nhất, không bố trí chỗ ngủ trong khu vực sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, có phương tiện báo cháy, giải pháp thông gió, thiết bị phát hiện sự cố rò rỉ chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Thứ ba, khu vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải được ngăn cháy với lối thoát nạn của khu vực để ở.
Tại Điều 22 dự thảo Luật PCCC&CNCH cũng quy định về phòng cháy đối với phương tiện giao thông như sau:
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận tải hành khách, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ khi tham gia giao thông phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy. Cụ thể, các phương tiện phải có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn theo quy định.
Ngoài ra, phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện thủy nội địa, tàu biển vận tải hành khách, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.
Cụ thể như điều kiện an toàn về phòng cháy theo quy định của pháp luật về đường sắt, pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, pháp luật về hàng hải; phương tiện giao thông thuộc diện thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý chuyên ngành, có phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Đơn vị soạn thảo luật cho biết, các phương tiện giao thông được sản xuất, lắp ráp, đóng mới, hoán cải thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, chỉ được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Ngoài ra, phương tiện giao thông đường thủy của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi tham gia hoạt động đường thủy nội địa Việt Nam, phải đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tiếp đó, chủ sở hữu, thuyền trưởng, trưởng tàu, người điều khiển phương tiện giao thông trong phạm vi quản lý có trách nhiệm bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình hoạt động của phương tiện giao thông.
Điều 27 dự thảo Luật PCCC&CNCH quy định về nguồn nước chữa cháy như sau:
Nguồn nước chữa cháy lấy từ trụ nước chữa cháy thuộc hệ thống cấp nước tập trung, hệ thống cấp nước chữa cháy, bồn, bể, ao, hồ, sông, suối, kênh hoặc nguồn nước sẵn có khác.
Trên hệ thống cấp nước tập trung bố trí các trụ nước chữa cháy theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm yêu cầu cấp nước phục vụ chữa cháy. Chi phí sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung do cơ quan công an sử dụng để chữa cháy, và thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được chi trả từ ngân sách nhà nước.
Tại khu vực bồn, bể, ao, hồ, sông, suối, kênh trong đô thị, khu dân cư tập trung bố trí các điểm, bến để xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy lấy nước phục vụ chữa cháy.
Chính phủ quy định trách nhiệm đầu tư, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng trụ nước chữa cháy; đầu tư, quản lý các điểm, bến để xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy lấy nước phục vụ chữa cháy.