Sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 cùng phổ điểm các môn thi,áchđiềuchỉnhnguyệnvọngđểtăngcơhộitrúngtuyểnđạihọcvàongànhnhưýmuốcoi tỷ số tổ hợp xét tuyển, nhiều thí sinh băn khoăn điều chỉnh nguyện vọng thế nào, đặt nguyện vọng nào lên trên, làm sao để trúng tuyển vào ngành và trường mình yêu thích,…
PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã đưa ra một số lời khuyên về cách điều chỉnh nguyện vọng “thông minh” để giúp thí sinh tăng khả năng trúng tuyển như ý muốn.
PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Theo PGS Vũ Hoàng Linh, điều các thí sinh cần làm bây giờ là rà soát lại những ngành và trường đại học mình đã lựa chọn dựa trên sở thích và năng lực của bản thân, xem kỹ các điều kiện và tổ hợp xét tuyển của từng ngành, từng trường.
Bên cạnh đó, thí sinh nên tranh thủ thời gian tìm hiểu thêm thông tin về các ngành nghề, ví dụ như nội dung đào tạo, cơ hội việc làm hoặc cơ hội học lên cao sau khi tốt nghiệp.
Một việc quan trọng không thể bỏ qua là các em cần xem thông tin điểm chuẩn 1-2 năm gần đây của các ngành dự định đăng ký và phổ điểm các môn thi, các tổ hợp thi năm 2021, so sánh với phổ điểm năm 2019 và năm 2020 để có dự đoán về xu hướng tăng hay giảm của điểm chuẩn.
XEM ĐIỂM CHUẨN CÁC NĂM CỦA TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG NƯỚC TẠI ĐÂY.
Tra cứu điểm chuẩn và biến động điểm chuẩn của các trường đại học trên VietNamNet |
Theo thầy Linh, với những thí sinh có điểm thi không như mong muốn, các em cần bình tĩnh quan sát điểm của mình so với phổ điểm năm nay ra sao? Điểm có thấp hơn so với mặt bằng chung không? Nếu có thì là bao nhiêu?
Các em cũng cần xem lại điểm chuẩn của ngành, trường năm 2020 mà các em đã đăng ký, so sánh xem điểm mình đạt được có thấp hơn nhiều so với điểm chuẩn năm 2020 không?
“Nếu điểm của các em chỉ thấp hơn một chút (tầm 0,25 – 1 điểm) so với điểm chuẩn của những năm trước, theo tôi, nguyện vọng 1 và 2 các em vẫn nên để những ngành mình yêu thích. Các nguyện vọng tiếp theo là những ngành có điểm chuẩn các năm trước tương đương với điểm thi của mình. Để chắc chắn đỗ đại học, các em nên đặt thêm 2-3 nguyện vọng vào các ngành có điểm chuẩn năm trước thấp hơn điểm thi của mình từ 1 - 3 điểm”, PGS Vũ Hoàng Linh gợi ý.
Trường hợp điểm thi thấp hơn so với mặt bằng chung và thấp hơn quá nhiều so với điểm chuẩn của ngành/trường mà các em đã đăng ký, theo thầy Linh, thí sinh cần phải cân nhắc, điều chỉnh các nguyện vọng phù hợp với điểm thi theo chiến lược tương tự.
Không nên chọn các ngành có dự báo điểm chuẩn cao hơn nhiều, ví dụ từ 3 - 5 điểm so với điểm thi thực tế.
“Dù điểm thi thế nào, chỉ cần đạt trên điểm sàn, nếu khéo léo các em vẫn có cơ hội trúng tuyển vào ngành gần hoặc ngành tương tự ngành mình mong muốn. Không nên cố định một ngành/trường cụ thể mà nên tìm hiểu và lựa chọn một nhóm ngành mà mình ưa thích và có năng lực để tăng cơ hội trúng tuyển”, thầy Linh nói.
Với những em có điểm thi đúng như dự kiến hoặc cao hơn dự kiến, nếu mặt bằng chung điểm ở tổ hợp xét tuyển cũng cao, ngành chọn lại là ngành “hot”, thí sinh cũng nên thận trọng.
“Thực tế các năm trước, có những em đạt điểm cao, thậm chí 25 - 26 điểm nhưng vẫn trượt đại học hoặc trúng tuyển vào ngành ít mong muốn. Theo tôi, vẫn phải tham khảo phổ điểm các môn và tổ hợp xét tuyển. Dù điểm thi khả quan, các em vẫn nên thực hiện chiến lược điều chỉnh nguyện vọng xếp theo thứ tự yêu thích kết hợp với điểm chuẩn từ cao xuống thấp.
Cụ thể, 2 - 3 nguyện vọng đầu là những ngành ưu tiên nhất và dự báo điểm chuẩn có thể bằng hoặc thậm chí cao hơn điểm thi thực tế 1 - 1,5 điểm. Nếu dự báo điểm chuẩn của các nguyện vọng 1 - 2 thấp hơn điểm thi thì vẫn nên chọn thêm một số ngành ưa thích có dự báo điểm chuẩn thấp hơn nữa cho an toàn”, ông Linh gợi ý.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021
PV
Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả phân tích phổ điểm một số tổ hợp xét tuyển truyền thống như A, A1, B, C, D. VietNamNet đăng tải để phụ huynh và thí sinh tham khảo nhằm giúp việc xét tuyển đại học thuận lợi hơn.