您的当前位置:首页 >Thể thao >Tình trạng 'thừa nam thiếu nữ' ở Việt Nam đã ở mức nghiêm trọng_bảng xếp hạng serie a brazil 正文

Tình trạng 'thừa nam thiếu nữ' ở Việt Nam đã ở mức nghiêm trọng_bảng xếp hạng serie a brazil

时间:2025-01-17 00:02:20 来源:网络整理编辑:Thể thao

核心提示

Tin thể thao 24H Tình trạng 'thừa nam thiếu nữ' ở Việt Nam đã ở mức nghiêm trọng_bảng xếp hạng serie a brazil

Thông tin được đưa ra tại chương trình kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam do Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) tổ chức ngày 26/12. Năm 2022,ìnhtrạngthừanamthiếunữởViệtNamđãởmứcnghiêmtrọbảng xếp hạng serie a brazil dân số Việt Nam đạt hơn 99 triệu người, muộn hơn 10 năm so với dự báo. Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, cho hay công tác này đang đối mặt với nhiều thách thức mới và lớn.  

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số. Ảnh: TV

Tuổi thọ trung bình ở nước ta tăng nhanh, đạt 73,6 tuổi vào năm 2021 (nam là 71 tuổi, nữ 76 tuổi) và cao hơn mức trung bình trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, số năm sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam tăng qua các năm, đứng thứ 117/189, nhưng Bộ Y tế nhận định chỉ số này chưa cao, chậm cải thiện.

Nước ta cũng chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ “dân số vàng” và thích ứng với già hóa dân số, dù là quốc gia có tốc độ già hóa thuộc top nhanh nhất thế giới.

“Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng”, ông Tú cho hay. Mức thông thường của tỷ số này là 104-106 bé trai/100 bé gái.  Trong khi đó, năm 2022, tỷ số này ở nước ta là 113,7 (không đạt mục tiêu đề ra là 111,4). Thậm chí, một số địa phương có tỷ số giới tính khi sinh ở mức rất cao như Nghệ An (116,6), Sơn La (117)…

Việt Nam đang là quốc gia có tỷ số giới tính khi sinh cao thứ 3 ở khu vực châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Một báo cáo năm 2020 cho thấy 24 tỉnh/thành có tỷ số này dưới 109; 18 địa phương có tỷ số từ 109-112; 21 tỉnh còn lại có tỷ số trên 112.

Tổng cục Dân số chỉ ra nhiều nguyên nhân của việc chưa đạt kế hoạch. Trong đó, mất cân bằng giới tính khi sinh theo hướng thừa nam thiếu nữ tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng và ngày càng lan rộng, cả thành thị và nông thôn.

Bên cạnh đó, tâm lý ưa thích con trai và mong có con trai trong gia đình quy mô nhỏ; lạm dụng khoa học - công nghệ; thực thi các quy định pháp luật chưa nghiêm đã làm trầm trọng hơn tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Tổng cục Thống kê dự báo đến năm 2034, nếu tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam không giảm, nước ta sẽ “dư thừa” 1,5 triệu nam giới lứa tuổi 15-49; đến năm 2059 con số này là 2,5 triệu.

Dư thừa nam giới tức là sẽ ngày càng có nhiều nam giới khó kiếm được vợ, từ đó làm gia tăng nạn buôn người và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Điều này sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, thậm chí cả an ninh chính trị, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Một thách thức khác của công tác dân số là mức sinh có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2022, tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) là 2,01 con. Tuy nhiên, thực tế, những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn vẫn sinh nhiều con trong khi vùng kinh tế phát triển, có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng tốt lại sinh ít con.

Trong khi TP.HCM, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu... mức sinh chưa đến 1,4 con/phụ nữ thì tại Hà Tĩnh, Nghệ An, mỗi phụ nữ lại sinh gần gấp đôi.

Đáng chú ý, trong nhóm 21 tỉnh/thành có mức sinh thấp, mức sinh chưa có xu hướng tăng, thậm chí một nửa số tỉnh còn tiếp tục giảm, số còn lại mức sinh có xu hướng chững lại. Nhiều tỉnh đang ở mức sinh cao đã giảm về mức sinh thay thế.

Chỉ 1,5% dân số Việt Nam tham gia hiến máu

Chỉ 1,5% dân số Việt Nam tham gia hiến máu

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kêu gọi những người khỏe mạnh nên đi hiến máu, đặc biệt các cán bộ y tế hãy trực tiếp tham gia phong trào.