Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước lên tiếng về trường hợp “Giáo sư âm nhạc' Ngọc Sơn_kqbdduc

Nhà cái uy tín2025-01-16 15:33:33986

Mấy ngày qua,ổngthưkýHộiđồngchứcdanhgiáosưNhànướclêntiếngvềtrườnghợpGiáosưâmnhạcNgọcSơkqbdduc nhiều báo chí đã đưa tin và bình luận về việc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam tặng bằng khen cho “Giáo sư âm nhạc” Ngọc Sơn. Các ý kiến, nhận định và đánh giá về sự kiện này khá đa dạng, phong phú, căng thẳng có, bình tĩnh có... 

GS. TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước, đã có ý kiến về sự việc này. VietNamNet xin trân trọng giới thiệu bài viết của ông.

{keywords}
Bằng khen cho "Giáo sư âm nhạc" Ngọc Sơn

Những ngày qua, chúng tôi ở Văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) cũng đã nhận được nhiều câu hỏi (qua điện thoại) về việc này, nhưng vì mới chỉ nghe nói mà chưa được mục kích văn bản, bằng cấp, nên chúng tôi chưa trả lời ngay được. 

Vả lại để nhận định và đánh giá một việc làm, một danh hiệu, một con người, phải rất thận trọng, không được vội vàng, khi chưa có đủ thông tin gốc trong tay.

Thực ra, cơ quan giúp làm sáng tỏ việc này tốt nhất không phải là HĐCDGSNN mà là Cục Đảm bảo chất lượng giáo dục của Bộ GD-ĐT. Nói riêng, Cục tư vấn cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT để xem xét, thẩm định và đánh giá sự đúng đắn của các loại bằng cấp, danh hiệu được cấp, được tặng ở trong và ngoài nước. 

Còn sau đây là ý kiến chính thức của chúng tôi về việc này. 

Thực ra thì vấn đề cũng đơn giản, sáng rõ, không phải tranh luận nhiều, nếu dựa trên các văn bản hiện hành của Nhà nước về giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS). Nếu Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam, ca sĩ Ngọc Sơn và các bình luận viên để ý đến quy định sau đây thì mọi việc sẽ không đến mức ồn ào, đáng tiếc như vừa xảy ra.

Tại Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư”, Điều 7.1.a nói rằng: "Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có trách nhiệm xét công nhận hoặc hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư". Như vậy việc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam xác định ca sỹ Ngọc Sơn là "Giáo sư âm nhạc" trong bằng khen của hội là không phù hợp.

HĐCDGSNN gồm 28 HĐCDGS Ngành/Liên Ngành, trong đó có HĐCDGS Liên Ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục, Thể thao với 15 chuyên ngành, mà chuyên ngành số 6 là Âm nhạc (Music).

Nếu Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam và ca sĩ Ngọc Sơn thấy xứng đáng và có nguyện vọng được xét và công nhận là Giáo sư âm nhạc Việt Nam thì có thể trao đổi với HĐCDGS Liên Ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục, Thể thao và HĐCDGSNN để được hướng dẫn hoàn tất các thủ tục văn bản, hồ sơ cần thiết theo quy định chung. Nhưng rất tiếc đã không như vậy.

Nhân tiện chúng tôi cũng xin trích dẫn các tiêu chuẩn cho các ứng viên giáo sư (Điều 8 và 10): Người muốn trở thành GS phải có cống hiến xứng đáng cho sự nghiệp khoa học, đào tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải thỏa mãn các tiêu chuẩn của nhà giáo nói chung, phải có đủ thâm niên giảng dạy, có bằng Tiến sĩ và đã được bổ nhiệm Phó GS từ 3 năm trở lên, có đủ số điểm công trình khoa học đã công bố, đã đào tạo được ít nhất 2 Tiến sĩ, đã biên soạn sách phục vụ đào tạo, sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh..., và đạt đủ số phiếu tín nhiệm của HĐCDGS các cấp. 

{keywords}

Trong bản tự khai gửi đến Hội, Ngọc Sơn đã tự nhận mình là... Giáo sư âm nhạc

Đối với các ngành, chuyên ngành thuộc khối ngành Nghệ thuật nơi chưa tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ thì yêu cầu đào tạo 2 Tiến sĩ có thể được xem xét và thay thế bằng các công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng lớn ở trong nước hoặc nước ngoài của cá nhân, hoặc có sinh viên do ứng viên GS trực tiếp hướng dẫn chính được giải thưởng cao ở trong và ngoài nước về thành tích nghiên cứu và học tập.

Đối với những người đang làm việc ở các cơ quan, tổ chức không phải là cơ sở giáo dục đại học, có tham gia giảng dạy từ trình độ đại học trở lên tại cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam thì phải có công trình khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc đã được công bố và đánh giá cao; được tặng giải thưởng lớn ở trong nước hoặc ở nước ngoài. 

Đối với những trường hợp đặc biệt, những người có đóng góp nổi trội, xuất sắc cho sự nghiệp khoa học công nghệ của đất nước và thế giới, tạo nên sự đột phá trong lĩnh vực khoa học có thể xét đặc cách một số tiêu chuẩn và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định.

Cho đến nay, HĐCDGSNN mới chỉ công nhận đặc cách là GS của Việt Nam bốn GS xuất sắc đã được bổ nhiệm làm GS ở nước ngoài: Ngô Bảo Châu (năm 2005), Vũ Hà Văn (2010), Nguyễn Ngọc Thành (2011) và Đào Văn Lập (2016).

Như vậy, sau khi đã xem xét kỹ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS, kể cả những quy định đặc biệt, chúng tôi thấy việc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam xác định ca sỹ Ngọc Sơn là “Giáo sư âm nhạc” trong bằng khen của hội là nằm ngoài các quy chế, văn bản hiện hành.

GS.TSKH Trần Văn Nhung 

本文地址:http://sub.rgbet01.com/html/486a499053.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Thể thao Việt Nam 2021, U22 Việt Nam phải gặt vàng SEA Games 31

Tránh tình trạng độc quyền, thâu tóm tần số vô tuyến điện

Xã đoàn Tân Định (huyện Bắc Tân Uyên): Tập huấn kỹ năng cho cán bộ Đoàn

Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh: Họp mặt kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2

Tin bóng đá sáng ngày 30/9: Solskjaer dễ bị sa thải

Nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Công tác đại biểu

Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam

Ngày hoạt động cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới

友情链接