Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Công ty Ericsson ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác thiết lập “IoT Innovation Hub”. Ngày 28/11/2018,ộtrưởngChuNgọcAnhPhảixâydựngmộtchiếnlượcquốcgiapháttriểnnềnkinhtếsốkết quả italy Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Công ty Ericsson ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác thiết lập “IoT Innovation Hub” (Trung tâm đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật). Sự hợp tác này đánh dấu 50 năm quan hệ song phương giữa Thụy Điển và Việt Nam cũng như kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Ericsson tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những sáng kiến nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động đổi mới sáng tạo năm 2018 tại Việt Nam do Bộ KH&CN chủ trì. Biên bản ghi nhớ này thể hiện sự nỗ lực của Bộ KH&CN trong việc xây dựng các Trung tâm Đổi mới sáng tạo và cam kết lâu dài của Công ty Ericsson xây dựng nền tảng kỹ thuật, sáng tạo, đổi mới để phát huy tiềm năng của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). “IoT Innovation Hub” sẽ là một môi trường thuận lợi hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về IoT. Trung tâm này cũng hỗ trợ các nhóm nghiên cứu tạo ra các ứng dụng IoT mới, sản xuất thử nghiệm, kết nối các nhà đầu tư và thương mại hóa sản phẩm. Phát biểu tại Lễ ký kết bản ghi nhớ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Việt Nam Chu Ngọc Anh đánh giá cao việc ký kết bản ghi nhớ về hợp tác với Công ty Ericsson của Thụy Điển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0, Việt Nam rất cần nhanh chóng xây dựng chiến lược quốc gia để bắt kịp xu thế của thời đại. Với hơn 140 năm kinh nghiệm về phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, Ericsson sẽ là một trong những đối tác đáng tin cậy của Việt Nam trong chiến lược này. Bộ trưởng hoàn toàn tin tưởng sự hợp tác sẽ có hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh Ông Chu Ngọc Anh cho rằng, sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam với kỳ vọng tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam còn chưa bắt kịp với những xu thế và bản chất của cuộc cách mạng này. Chính phủ Việt Nam nhận thức rất rõ về điều này, về nhu cầu cấp bách xây dựng một chiến lược quốc gia với các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nền kinh tế số và các ngành công nghiệp 4.0. Việt Nam rất cần hoàn thiện thể chế pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là công nghệ thông tin – truyền thông, phát triển hạ tầng kết nối số, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, hoàn thiện mạng di động 4G, nghiên cứu triển khai 5G nhằm đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực Internet vạn vật trong thời gian sớm nhất.