- TheệnhviệnNhiTƯbịtốđóngtriệumớiđượcmổsớkeonhacai5.o đơn tố cáo, bệnh viện Nhi có số giường dịch vụ cao gấp hơn 3 lần quy định và ‘mọc’ ra dịch vụ mổ tim sớm để thu thêm 30 triệu đồng.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa nhận được đơn thư tố cáo về tình trạng “dịch vụ hoá” tại Bệnh viện Nhi Trung ương và sự nhập nhèm trong việc bổ nhiệm khi một mình giám đốc “ôm” đến 5 chức danh.
Theo đơn phản ánh, bệnh viện Nhi đã tăng lên gần 400 giường dịch vụ trên tổng số 1.500 giường, chiếm tới gần 30%, trong khi quy định của Chính phủ chỉ cho phép 10%.
Về giá khám dịch vụ cũng cao hơn nhiều so với giá khám thông thường, chưa kể không niêm yết giá công khai cho người bệnh tham khảo.
Đơn phản ánh khám dịch vụ tại bệnh viện Nhi TƯ đang có giá cao hơn bình thường
Cụ thể, khám đa khoa có hẹn (bác sĩ đa khoa khám) là 390.000 đồng; khám chuyên khoa có hẹn, từ 8h-16h30, giá 580.000 đồng; khám đa khoa không hẹn 580.000 đồng; khám chuyên khoa không hẹn 680.000 đồng; tái khám chuyên khoa giờ hành chính 390.000 đồng; khám cấp cứu 580.000 đồng…
Ngoài ra, trung tâm Tim mạch của bệnh viện này còn mở ra dịch vụ mổ sớm. Theo đó người nhà muốn không phải xếp hàng, chỉ cần nộp thêm 30 triệu sẽ được mổ ngay ngày hôm sau.
Mổ dịch vụ là tự nguyện ngoài giờ
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Thanh Hải, Giám đốc bệnh viện Nhi TƯ khẳng định những thông tin trong đơn tố cáo không đúng sự thật.
Ông Hải cho biết, hiện số lượng giường dịch vụ của bệnh viện chỉ khoảng 300 giường, chiếm 20% tổng giường bệnh với mức giá từ 500.000-1,5 triệu đồng/giường.
“Chúng tôi muốn xoá bỏ toàn bộ giường dịch vụ nhưng người bệnh có nhu cầu và đề nghị. Chi khi nào có BHYT toàn dân, BHYT chi trả toàn bộ thì mới dần dần bỏ được”, ông Hải nói.
Ông Lê Thanh Hải cho biết số tiền 10-30 triệu để chi cho cả kíp mổ vì làm việc ngoài giờ
Với giá khám bệnh theo yêu cầu, ông Hải cho biết toàn bộ báo cáo thu chi đều có gửi Bộ Y tế. Mức giá này mới đủ bù chi và có một chút tích luỹ.
“Mỗi ngày bệnh viện khám 3.000-3.500 bệnh nhân nhưng chỉ có khoảng 150 lượt khám theo yêu cầu. Trong khi khám BHYT có 60-70 bàn thì khám dịch vụ chỉ có 5-7 bàn”, ông Hải thông tin.
Về mổ tim dịch vụ, ông Hải cho biết hiện phòng mổ đang quá tải với 3 bác sĩ phẫu thuật chính với tổng khoảng 2.000 ca mỗi năm (trước đây chỉ 500 ca).
Mỗi người chỉ mổ được 4-5 ca/ngày trong giờ hành chính là hết công suất, trong đó ưu tiên các bệnh nhân nặng, bệnh nhân cấp cứu. Các trường hợp nhẹ hơn, đăng ký xếp hàng mổ phiên còn rất nhiều.
“Do đó bệnh viện động viên các bác sĩ làm thêm buổi tối, cuối tuần, gọi là mổ tự nguyện ngoài giờ, có sự thoả thuận giữa gia đình người bệnh với bệnh viện. Theo đó sẽ có mức 10-30 triệu đồng tuỳ theo mức độ bệnh, ca khó nhất phải huy động tới 30 người với nhiều chuyên gia”, ông Hải nói và cho biết, sẽ có ban dịch vụ kiểm soát lịch mổ để không xảy ra tiêu cực.
Theo ông Hải, dù quá tải nhưng không một sớm một chiều mở rộng trung tâm phẫu thuật tim mạch được vì để đào tạo một bác sĩ phẫu thuật giỏi phải mất tới 20 năm.
Nhiều chức nhưng không có lương
Giải thích về việc “ôm” cùng lúc 5 chức danh gồm: Giám đốc BV, Bí thư Đảng uỷ BV, Giám đốc trung tâm Tim mạch, Giám đốc Viện Nghiên cứu sức khoẻ trẻ em, Trưởng khoa Cấp cứu - chống độc, chưa kể là Phó trưởng bộ môn Nhi tại ĐH Y, ông Hải cho rằng đây là việc bất đắc dĩ.
Ông Hải cho biết, do một số khoa phòng mới thành lập, lộn xộn, thậm chí có tình trạng “trên bảo dưới không nghe” vì sàn sàn tuổi nhau nên ông phải kiêm nhiệm để chấn chỉnh.
“Tôi chỉ đóng vai trò là người phụ trách, không có lương, không có phụ cấp, không có quyết định. Tôi vẫn chỉ ăn 1 lương. Sau này khi ổn định tôi sẽ bàn giao lại”, ông Hải khẳng định.
Theo Giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ, trước đây ông cũng từng kiêm Trưởng khoa Tiêu hoá nhưng mới đây đã bàn giao cho người khác.
Bộ Y tế yêu cầu báo cáo
Chiều nay, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài Chính, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Bệnh viện Nhi làm rõ các nội dung trong đơn tố cáo, báo cáo về Bộ trước ngày 15/10.