Để bộ quy tắc ứng xử văn hóa học đường trở nên thiết thực,étđẹpvănhóaứngxửhọcđườngcủahọcsinhHàNộkeo nha cai 6 từ những quy định chung theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, nhiều cơ sở giáo dục đã linh hoạt áp dụng, bổ sung những nội dung phù hợp với đặc thù của địa phương, của đơn vị mình, nhằm tạo nên bộ quy tắc ứng xử mang bản sắc riêng.
Tại Trường Tiểu học Ái Mộ B (quận Long Biên, Hà Nội), để triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa học đường, nhà trường đã đề ra những nguyên tắc chuẩn mực về văn hóa ứng xử hàng ngày của học sinh.
Theo đó, hàng tuần, học sinh mặc đồng phục theo quy định vào các ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu. Các em được rèn luyện kĩ năng chào hỏi lễ phép với mọi người; có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái; có hiểu biết về truyền thống lịch sử của cha ông. Với các hoạt động ngoại khóa, học sinh nhà trường luôn tích cực tham gia.
Khi giao tiếp với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, học sinh luôn lễ phép, kính trọng, chào hỏi và xưng hô đúng phép tắc, thể hiện sự thân thiện nhưng không ngang hàng. Khi phạm lỗi, học sinh phải nghiêm túc nhận lỗi và sửa chữa sai phạm.
Mỗi học sinh trường Tiểu học Ái Mộ B đều tâm niệm “Tập thể lớp là một gia đình” và “Nhà trường là một đại gia đình”, mong muốn và góp phần xây dựng để “gia đình” là điểm tựa, nguồn vui, niềm tin, niềm tự hào cho từng học sinh mỗi ngày đến trường.
Có thể thấy, văn hóa ứng xử là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người, mỗi học sinh nói riêng và trong môi trường trường học nói chung. Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp rất có ích đối với sự phát triển và trưởng thành của học sinh.
Điều đó không chỉ góp phần hạn chế những tệ nạn trong môi trường học đường, xã hội mà còn tăng cường khả năng ứng xử, giao tiếp có chuẩn mực, giúp học sinh được giáo dục toàn diện.