Suy tim và đột tử
Theữngtáchạicủaviệcngồichơigamequálâty le keo toi nayo một báo cáo từ CNN, một người đàn ông 32 tuổi ở Hồng Kong đã qua đời trong một quán internet sau khi chơi game liên tiếp 3 ngày không ngừng nghỉ.
Nguyên nhân được tìm thấy là suy tim, ít vận động dẫn đến mệt mỏi và kiệt sức do thiếu ăn và ngủ.
Máu không thể lưu thông và dẫn đến tử vong
Một game thủ người Anh đã tử vong vì 12 giờ chơi game liên tục. Nguyên nhân cái chết là do việc ngồi quá lâu dẫn đến việc máu khó có thể lưu thông. Điều này gây ứ tụ máu và dẫn đến tử vong.
Hội chứng Nintendoitis
Việc chơi game luôn đòi hỏi việc lặp đi lặp lại thường xuyên các hoạt động giống nhau ở ngón tay, cánh tay và khủy tay. Việc này dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận này.
Theo báo cáo của BBC, năm 2003 một game thủ đã mắc chứng căng thẳng lặp đi lặp lại liên tục (hay còn gọi là hội chứng Nintendoitis) dẫn đến một số rối loạn tâm lý và stress tột độ.
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần lưng dưới và cột sống
Một nghiên vào năm 1999 đã phát hiện ra chứng đau lưng ở trẻ em là do việc chơi video game quá lâu và ngồi xem TV trong một thời gian dài. Theo đó nếu ngồi chơi game liên tục trong 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày có thể dẫn đến những tác động xấu đến lưng, tình trạng mệt mỏi kéo dài và có thể xuất hiện những tác động tệ hại hơn.
Thay đổi tư duy não bộ
Đây là tình trạng thay đổi tâm lý do chơi game quá nhiều và quá lâu, những thay đổi có thể làm rối loạn và ảnh hưởng tiêu cực đến bộ não.
Dẫn đến tình trạng béo phì
Đối với việc trải nghiệm game càng ngày càng được nâng cao việc ngồi hàng tiếng đồng hồ để chơi game là điều có thể hoàn toàn xảy ra. Nhiều game thủ thực hiện cùng lúc nhiều công việc khi ngồi trên ghế như ăn, ngủ và sinh hoạt tại một chỗ. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng béo phì và nhiều tác hại xấu hơn nữa cho sức khỏe.
Nghiện game
Đây là vấn đề tất yếu, việc chơi quá nhiều thường là biểu hiện của tình trạng nghiện game. Theo báo cáo mới nhất của CNN thì có hơn 8,5% trẻ em chơi game rơi vào tình trạng "nghiện" tại Hoa Kỳ. Ở mỗi nước tỉ lệ game thủ ở tình trạng nghiện game là khác nhau nhưng đa số đều rơi vào khoảng 4 – 10 %.