Hàn châu ở phía đông hồ Thiếu,ệnKhánhHiKỷSựlich da mu sông Hàn chảy từ bắc xuống nam, lượn quanh thành rồi tụ vào hồ Thiếu. Xưa nay chốn này là vùng đất giàu lắm cá nhiều thóc, áo cơm đủ đầy. Nhất là vì núi non vây quanh, khí hậu ấm áp, thích hợp với việc trồng dâu nuôi tằm nên từ trăm năm trước nơi đây đã là khu vực chính sản xuất ra tơ lụa của Trung Nguyên. Cộng thêm đường thủy thông suốt khiến tơ lụa ở đây được vận chuyển đến khắp nơi trong nước, xuôi dòng sông Hàn bán đến Đại Lý xa xôi, từ lâu đã có câu ca “Xiêm nhiều màu sắc trong khắp thiên hạ đều đến từ Hàn châu”.
Phía tây hồ Thiếu lại có con sông khác chảy vào. Từ ba châu Thanh, Hồng, Đốc ven Giang Đông thì nơi chảy đến đầu tiên chính là Hàn châu. Cho nên thành Hàn châu chẳng những là chốn thương nhân Trung Nguyên lui tới thường xuyên mà còn có cả đoàn buôn lái từ Đại Lý, Tây Vực thường qua lại như thoi đưa, vì vậy thành phố phồn hoa, mang tác phong của kẻ kĩ, vẻ nho nhã hưng thịnh.
Người đời gọi tơ lụa Hàn châu là “tơ Hàn”, “lụa Hàn”, có tính mềm mại óng ánh, hàng dệt đẹp đẽ nho nhã, trở thành một trường phái bên cạnh sự dày nặng ung dung, hoa lệ rực rỡ của tơ lụa Lương châu. Trăm năm trở lại đây Hàn châu vẫn luôn có một truyền thống, lụa Hàn hảo hạng thực sự thì tất phải chọn cô gái xinh xắn, khéo léo trong các nhà có truyền thống đan dệt để dệt, gọi đó là “lụa Tiểu Hàn”. Sản lượng của lụa Tiểu Hàn cực nhỏ, ấm áp đẹp đẽ như ngọc, vả lại vì cái sở thích đồ truyền thống thêm vẻ bóng bẩy nên không chỉ có giá cả rất cao mà còn là vật quý mà những kẻ giàu có quý tộc vơ vét, tất nhiên sẽ rất khó tìm thấy trên thị trường. Nhà thơ Giang Cư Phóng của triều đại trước từng du lịch đến đây, thấy các cô con gái bận việc cửi thoi thì liền có câu “Ngón tay chải sợi nhuộm ráng sớm, thoi dẫn cảnh xuân dệt xiêm Hàn”.
Tên tuổi nổi như cồn một thời, ấy vậy mà vì gần hai mươi năm qua trong cung đình không thích lụa Hàn “quá nhẹ”, cống nạp lên các thức xinh đẹp. Các nhà truyền thống đan dệt ở địa phương đều thầm phê bình, đều thấy sở thích của triều đình là một chuyện nhưng vì bố chính sứ[1] Hàn châu không ra sức ngợi ca chỗ độc đáo của tơ lụa Hàn châu ở kinh thành, khiến cho Hàn châu Trung Nguyên lại bại bởi đồ của người Hồ ở Lương châu, bèn dùng những lời lẽ không hay mà trách móc.
[1] Vị trưởng quan ty Bố chính thời Minh, thuộc bộ Hộ. Ty Bố chính phụ trách các vấn đề tài chính, hành chính như thuế khóa, đinh điền, đê điều, hộ tịch lẫn trọng trách truyền đạt chính sách và chủ trương của triều đình.
Đầu tháng Tám, ty Bố chính sứ đột nhiên báo cho phường hội đan dệt rằng: Bởi vì thời gian kết hôn của công chúa Cảnh Giai sắp tới nên trong cung đã phái người tới lựa chọn lụa Tiểu Hàn để làm của hồi môn cho công chúa, các xưởng đan dệt nhuộm đều phải dâng lên đồ tinh tế để so sánh, cuối cùng lựa chọn mười nhà trong số đó để chỉ định dệt lụa rồi cống nạp, thời gian so sánh là mười lăm tháng Tám. Như một hòn đá làm cả hồ dậy sóng, người Hàn châu chạy vạy kháo nhau, phải biết răng một khi được chọn cống nạp tơ lụa cho triều đình, bất kể là ai thì đó cũng là sự vinh dự không gì sánh bằng, nói là cửa nhà phát sáng, che chở đến tận đời con đời cháu cũng không quá đáng. Hơn một nghìn xưởng vội dệt lụa mới suốt đêm, chỉ sợ tiền thưởng ấy bị người khác cướp mất. Vì vậy trên thị trường rầm rộ việc tranh mua tơ mới, sỉ nhục thủ đoạn của đối thủ, thậm chí còn có chuyện nhiều người đánh nhau bằng khí giới xảy ra.
Hội trưởng phường hội Thường Trọng Nguyên thấy ai nấy đều có vẻ như sắp tẩu hỏa nhập ma nên hôm ấy không nhịn được mà tới trước cửa ty bố chính sứ xin gặp. Không ngờ bố chính sứ Đổng Lý Châu lại tự mình đi ra gặp ông ta.
Khách và chủ ngồi vào chỗ của mình, Thường Trọng Nguyên vừa mở miệng đã oán trách: “Đại nhân, ở Hàn châu nơi có thể dệt ra lụa Tiểu Hàn thật sự chỉ có bốn mươi năm mươi nhà nhưng vị sứ bên trên lại đòi tất cả xưởng trong Hàn châu phải tham gia so sánh. Nay giá tơ mới trên thị trường tăng cao, còn có kẻ kiếm chác được món lãi kếch sù từ đó. Tiểu nhân thực sự ngại không ép xuống được, mong sứ bên trên và đại nhân thu hồi mệnh lệnh đã ban ra, để phường hội đề cử mười cửa tiệm cũ cũng đã đủ rồi.”
Đổng Lý Châu cười nói: “Hội trưởng toàn lo chuyện không đâu. Triều đình chỉ muốn cống nạp hai ba trăm xấp, đợi so sánh xong thì giá tơ sẽ hạ thôi. Hơn nữa vị sứ này còn trẻ tuổi, làm việc lại chu đáo, không muốn chỉ nghe lời nói một phía của phường hội mà phải tự xem mới xong.” Đoạn lấy một cây quạt xếp từ trong tay áo ra và nói, “Hội trưởng xem thứ này đi.”
Thường Trọng Nguyên nhận vào tay rồi mở ra xem, thì ra không phải quạt giấy mà là quạt làm từ lụa Tiểu Hàn, ngoài ra trên mặt quạt còn thêu mấy nhánh trúc đen như khói như mực, phiêu dật tuấn tú, lúc hợp lại khung quạt rất kín kẽ, có thể thấy người thêu nhành trúc này có tay nghề lão luyện, cách dùng kim tinh tế, nhất định là một nhà có tiếng tăm.
Đổng Lý Châu nói: “Vốn là vị công công trẻ kia thấy chuôi quạt này ở trong phòng sách của tôi thì vô cùng ưa thích, hỏi ra mới biết Hàn châu còn có nhiều phường thêu bèn muốn chọn mười mấy thợ thêu vào cung làm việc cho cục Châm Công mấy tháng.”
Thường Trọng Nguyên nói: “Thợ thêu tinh xảo ở Hàn châu là chuyện của vài chục năm gần đây thôi, tiểu nhân thấy nơi có thể thêu được quạt cỡ này ở Hàn châu không quá hai nhà đâu.”
“Hả? Có hai nhà?”
“Vâng, một nơi là phường thêu Phúc Địa, bên trong có mấy ông thầy già có thể thêu ra hàng cao cấp cỡ này. Nói ra thì có lẽ đại nhân cũng biết ông chủ của phường thêu này, chính là Ngô Thập Lục – ông chủ lớn của cục Thừa Vận sông Hàn.
“Đúng vậy, món đồ này đến từ trong phường thêu của ông ta đấy.”
“Quán thêu Hiệt Châu còn lại thì sợ là đại nhân có chỗ không biết, nghề thêu ở Hàn châu bắt nguồn từ nó đấy. Hai chục năm trước có một người Đại Lý tên Tống Biệt đến Hàn châu mở quán thêu, thu nhận học trò, thợ thêu đứng đầu Hàn châu bây giờ đều đến từ học trò của ông ta. Nay quán thêu này chỉ nhận học trò nữ, dựa vào việc nhận học trò để sống qua ngày, có rất nhiều cô con gái của nhà truyền thống đan dệt hoặc nhà buôn giàu có đều học nghề từ thầy của quán thêu. Một khi hàng thêu tươi đẹp của quán này được cho ra mắt thì sẽ làm rúng động như thể vật trên trời, bị người ta tranh nhau góp nhặt, ngay cả tiểu nhân từ trước đến giờ cũng chưa từng thấy.”
“Đây đúng là chuyện mới mẻ, qua vài ngày nữa sẽ có người thấy thôi.” Dứt lời thì bưng trà tiễn khách.
Thường Trọng Nguyên tạm biệt xong đi ra rồi lên xe, người làm vội chạy về nhà, đi được nửa đường thì đột nhiên ghìm chặt ngựa bất động. Thường Trọng Nguyên nghe thấy bên ngoài om sòm một hồi, vén mành lên hỏi: “Có chuyện gì đấy?”
“Thưa lão gia, phía trước xảy ra chuyện lớn, cầu gãy rồi ạ.”
Đang nói thì một đội thân binh của nha môn châu phủ hò hét dẹp đường chạy tới cứu người. Người đi trên đường kêu la om sòm: “Cầu Trường Hồng gãy rồi, cầu Trường Hồng gãy rồi.”
“Chết người rồi!”
Thường Trọng Nguyên xuống xe, kéo một người trẻ tuổi lại hỏi: “Có chuyện gì thế?”
Người trẻ tuổi vội nói: “Cầu Trường Hồng phía trước sụp rồi, ba, bốn mươi người trên cầu rơi xuống nước, vừa mò được hai anh tú tài nhưng đã tắt thở rồi.”
Thường Trọng Nguyên nghĩ mới một canh giờ trước mình vừa đi qua cầu thì không khỏi hãi hùng.
“Lão gia, không về từ chỗ này được, chi bằng đổi đường sang cầu Phi Hà để qua sông?”
Thường Trọng Nguyên gật đầu, than thở: “Năm ngoái mới xây cái cầu kia mà giờ đã sụp rồi. Ôi, tội lỗi.” Đoạn nghĩ lại rồi bảo, “Đã như vậy, chúng ta tiện đường đi đến cục Thừa Vận một chuyến.”
Cục Thừa Vận sông Hàn không phải cơ quan nhà nước, Ngô Thập Lục được gọi là ông chủ lớn cũng được thuộc hạ ở trong cục gọi là bang chủ. Ông ta nắm giữ ban phái lớn có thế lực trải rộng toàn bộ khu vực sông Hàn này mấy chục năm, người cũng biến thành tròn vo, thấy ai cũng cười hì hì chào hỏi. Nhưng cho dù ông ta có vẻ mặt mỉm cười như phật Di Lặc song ở Hàn châu vẫn có tin đồn rằng lúc còn trẻ Ngô Thập Lục này giết người cướp của, không từ bất cứ việc xấu nào. Chỉ nhìn mấy viên tướng lớn đắc lực dưới tay ông ta thôi, mắt ai nấy đều mắt lộ vẻ hung tợn, người mang tác phong của lũ cướp thì đã biết rõ xuất thân của ông ta quyết không phải phường thiện lương. Cho nên ở trong đất Hàn châu không ai dám nói một chữ không đối với cục Thừa Vận, cho dù là trông thấy người của cục Thừa Vận đi ra thôi cũng phải đi đường vòng để tránh. Sớm hôm nay, Quách Thập Tam dẫn mười người mới từ trong cục bước ra đã thấy người đi đường trước cửa nhao nhao chạy trốn, không khỏi cả giận nói: “Gặp ma đấy à? Chạy còn nhanh hơn cả thỏ.” Thuộc hạ đã không còn lạ gì đối với tình cảnh này từ lâu, biết Thập Tam lang tiếng tăm lừng lẫy này sáng sớm hôm nay đã không thoải mái, bấy giờ mới nói câu oán trách nên không ai dám nhiều lời. Quách Thập Tam nhổ nước bọt xuống mặt đất, căm hận nói: “Chẳng biết hôm qua lão cáo già kia nói gì với bang chủ mà hôm nay ông mày đã xui xẻo ôm phải việc không biết xấu hổ như thế.”
Mọi người biết lão cáo già trong miệng hắn ta chắc chắn là Thường Trọng Nguyên – hội trưởng phường hội đan dệt Hàn châu, bèn khuyên nhủ: “Gia cần gì tức giận? Bang chủ muốn gia làm chuyện xui xẻo này tất nhiên có cái lý của mình.”
“Cần mày lắm miệng à? Ông mày không biết sao?”
Mọi người chỉ cười, không dám nói nữa. Chạy vội tới phía tây thành, qua một mảnh rừng trúc, phía trước thấp thoáng một căn nhà ba sân, trước cửa rủ mành xanh, bên cạnh treo một chiếc biển đơn sơ: “Quán thêu Hiệt Châu”.
“Gia, chính là chỗ này.”
Quách Thập Tam phủi bụi trên quần áo, thu vẻ mặt hung hãn lại, nghiêm nghị vén mành lên rồi dẫn người vào phòng.
Một thằng bé đứng sau quầy ở bên trong, thấy nhiều người đàn ông vạm vỡ như thế xông vào thì hơi hãi, run rẩy hỏi: “Các vị có việc gì vậy?”
Quách Thập Tam nói: “Bọn ta có việc muốn gặp thầy thêu của quán.”
“Thầy lớn tuổi rồi, mấy năm trước đã không còn ở trong quán, đã chuyển đến nơi khác dưỡng bệnh rồi ạ.”
Quách Thập Tam chê cậu dài dòng, nói: “Thế thì người coi việc hiện tại của các người.”
“Thầy cả của chúng tôi ở trong phòng, để tôi đi hỏi xem có tiện gặp các vị hay không, xin các vị chờ trong giây lát.”
Thằng bé quay vào trong nhà. Quách Thập Tam thấy căn phòng này không có cả một cái ghế cho khách thì miệng lại không nhịn được mắng vài câu thô tục, thấy thằng bé kia lại quay lại nói: “Các vị, thầy cả nói mình chỉ là hạng đàn bà con gái, không tiện đi ra gặp khách, huống hồ nơi đây chỉ dạy người thêu hoa, nếu như các vị không đến báo danh nhập học cho nữ quyến trong nhà thì mời về cho.”
Quách Thập Tam nén giận cười nói: “Cậu nói lại với thầy cả của cậu, bọn ta là người của cục Thừa Vận mà cũng không gặp sao?”
Thằng bé không dám ngước mắt lên, lắp bắp nhỏ giọng nói: “Thầy cả đã nói, nếu như người của cục Thừa Vận đến thì càng không gặp.”
“Thật to gan!” Quách Thập Tam lộ bộ mặt hung ác, vẫy tay nói với người phía sau, “Dỡ bức tường này ra cho ta, để ta xem cô ta có gặp hay không!”
Đám người lớn tiếng đáp lại, đẩy thằng bé ra, rút binh khí từ trong quần áo ra, bước hai ba bước đạp đổ tấm bình phong gỗ trước mặt. Thấp thoáng sau cái giá thêu to lớn trong phòng là một cô gái áo trắng vẫn đang ngồi cúi đầu thêu hoa mà không hề để tâm.
Quách Thập Tam thấy trên tấm lụa trắng ấy thêu một hiệp sĩ nâng kiếm, gió vỗ vào ống tay áo, máu dính trên vạt trước, sát khí cuồn cuộn giữa chân mày, còn có một thanh trường kiếm lẫm liệt mang theo cơn ớn lạnh, dường như sắp phá lụa ra thì hồn phách của hắn ta đột nhiên bị khiếp sợ, hít vào một hơi lạnh.
“Gia!” Người đàn ông to con bên cạnh nói, “Chúng ta tới không phải để ngắm các đàn bà con gái nơi này đâu.”
Quách Thập Tam nhấc chân đạp gã sang một bên, cả giận nói: “Cái thằng nhóc khốn nạn dung tục nhà mày thì biết cái gì?”
Lúc bấy cô gái sau giá mới nhẹ giọng cười.
Quách Thập Tam ho một tiếng rồi bảo: “Cô nương, ông chủ Ngô của bọn ta có chuyện cần cô giúp, có tiện chăng?”
Cô gái bên trong cười nói: “Khắp thiên hạ tuyệt không một ai sánh bằng tài thêu của phường thêu Phúc Địa, đã là phường có một không hai trên đất Hàn châu từ lâu. Không biết quán thêu nhỏ nhoi này của tiểu nữ còn có thể giúp ông chủ Ngô việc gì?”
“Cô nương thông minh thanh khiết thế, sao không biết triều đình muốn chọn thợ thêu tốt nhất đất Hàn châu lên kinh? Quán thêu Hiệt Châu không màng vệc tục đã bao nhiêu năm, nay xin đừng ngại tặng hư vinh nho nhỏ này cho phường thêu Phúc Địa, được chứ?”
“Tệ quán đã không ra hàng thêu từ lâu, trong các học trò nữ cũng không có nhân tài có thể so bì với phường thêu Phúc Địa. Phần thưởng này tất nhiên là của ông chủ Ngô rồi, cần gì phiền các vị tự mình đi một chuyến?“
Quách Thập Tam cười nói: “Cô nương hiểu chuyện là cái tốt. Hai ngày này quan sai trong kinh đã vào thành, ông chủ Ngô của bọn ta nói cục Thừa Vận nguyện bỏ ra một vạn lượng bạc xin quán thêu Hiệt Châu đóng cửa để giúp mọi người đạt được chuyện tốt này.”
Nàng kia nghe vậy thì cười nhạt bảo: “Cục Thừa Vận các người lũng thị trường ở trên mặt sông Hàn thì đã đành, ngay cả cái quán thêu cũng không bỏ qua. Ngày trước để tránh tranh chấp với các người, cha tôi đã thề không ra hàng thêu, thay vào đó nhận học trò để kiếm miếng cơm. Quán thêu này là hai mươi năm tâm huyết của cha, nay há lại cho các người nói đóng là đóng?”
“Thế thì cô nương phụ lòng tốt của người khác rồi. Bọn ta tới là muốn cái quán thêu này phải đóng cửa ngay hôm nay, xin cô nương tránh đi cho, bọn ta sắp dỡ bỏ ngôi nhà này rồi. Ra tay đi!”
Mọi người hét lên một tiếng, đang xoa tay thì thấy một ánh sáng bạc đập vào mặt, đâm vào ấn đường của mình, vừa thấy đau xót, sợi màu trong phòng kéo lại, mười một cái kim bạc lại đột ngột trở lại kệ thêu.
Cô gái kia lạnh lùng nói: “Các người dám động đến căn nhà này thì tôi sẽ khiến tất cả các người mù mắt trở về.”
“Hay cho một con đàn bà rượu mời không uống chỉ thích uống rượu phạt! Dám ra tay với ta? Lên cho ta.”
Quách Thập Tam vốn cảm thấy bắt nạt một quán thêu nhỏ nhoi thật mất mặt, lúc này lại chịu thiệt thòi thì không khỏi thẹn quá hóa giận, dẫn mọi người nhân chỗ tường vụn bị phá, định bụng xông vào trong.
Lúc này đã có người vén mành nhảy vào, một tiếng cười vang lên: “Ôi! Thật ngại quá, có phải chúng tôi đi nhầm chỗ chăng?”
Quách Thập Tam và đám thuộc hạ cuống quýt thu tay lại, xoay người trợn mắt nhìn, trông thấy kẻ đi vào là ba chàng trai mặc quần áo trắng trong mộc mạc. Người nói chỉ chừng mười lăm mười sáu tuổi, mặt mày thanh tú, vẻ mặt thông minh, tay cầm roi ngựa, không ngừng lắc lắc. Cậu chàng đứng bên cậu lớn hơn ba bốn tuổi, lông mày nhếch lên sát tóc mai, bình tĩnh thong dong, khóe miệng mỉm cười, hết sức tao nhã. Hai người họ chặn trước một cậu bé, thấy bọn họ hung thần ác sát cũng không sợ, chỉ cười hì hì xem trò vui. Cậu thiếu niên cầm roi ngựa hỏi tiếp: “Xin hỏi các anh đây, nơi này có phải quán thêu Hiệt Châu phỏng?”
Quách Thập Tam nói với người bên cạnh: “Bọn này tới đánh giúp đấy, cứ trừng trị ráo hết cả đi, không tha cho đứa nào sất.”
“Vâng!” Có ba người đàn ông to con vượt qua đám người, đánh về phía ba cậu thiếu niên.
Cậu chàng cầm roi ngựa không khỏi hoảng sợ nói: “Sư thúc cứu con, bọn họ muốn giết người rồi.”
Chàng trai bên cạnh cậu nhíu mày, nói với giọng the thé: “Sao các người không hỏi rõ phải trái đã đánh rồi?” Nói đoạn nhảy tới một bước, cánh tay khẽ rung lên, tay áo phất trên đao kiếm của kẻ tiến tới như mây trôi cuộn lên trong gió, không ngờ đã cướp lấy ba thanh đao kiếm vào trong tay mình. Cậu ta bứt ra nhẹ nhàng lui về chỗ cũ, vẫn mỉm cười cất giọng the thé mà nói: “Còn kẻ nào tới nữa không?”
Thoạt tiên Quách Thập Tam lấy làm kinh hãi, nghe giọng nói the thé của cậu ta thì không khỏi rùng mình bảo: “Yêu tinh gì vậy? Bất nam bất nữ! Xem chiêu đây.” Rồi một đao phủ đầu bổ về phía cậu thiếu niên kia.
Thiếu niên kia nghe hắn ta nói như vậy thì cơn tức trào dâng lên trên má, sát khí ngưng tụ giữa lông mày, hai tay ủ trong ống tay áo khẽ run, thấy đao của Quách Thập Tam đã đến trước mặt, vẻ hung tợn lóe lên trong con ngươi, đang muốn ra tay thì lại có một cánh tay nhỏ xinh trắng như tuyết kéo góc áo cậu ta. Cậu thiếu niên kia không thèm để ý lưỡi đao của Quách Thập Tam bổ đến mà xoay người cúi đầu nói: “Sư ca…” Thế đao này của Quách Thập Tam như chẻ tre, lúc chỉ còn nháy mắt là chém tới đó người thiếu niên ấy, hắn ta chỉ cảm thấy một cơn gió mạnh nhỏ bé đâm trên mu bàn tay mình, binh khí không cầm được rơi xuống đất thì không khỏi hoảng sợ nói: “Giả thần giả quỷ cái gì, mau ra đây!”
Một chàng trai mặc áo lam chắp tay sau lưng mang phong thái ung dung thong thả bước ra. Đôi mắt hướng lên trên khuôn mặt trắng như tuyết đảo qua mọi người tại đây, ai nấy chỉ cảm thấy ánh sáng lạnh lẽo chói mắt, hô hấp trở nên cứng lại, nhao nhao lùi về phía sau mấy bước.
Chàng trai kia mỉm cười nói: “Sư đệ và học trò của tại hạ không hiểu chuyện, xin các vị chớ chê cười.”
Tiếng hắn cũng nhỏ nhẹ nhưng trầm tĩnh lạnh lẽo, trong suốt động lòng người. Hắn thấy mọi người nhìn nhau thì nói tiếp: “Xin hỏi nơi này có phải quán thêu Hiệt Châu chăng?”
“Phải!” Cô gái kia chậm rãi đi ra từ sau giá thêu, nói: “Tiểu nữ là thầy cả Minh Châu hiện tại của quán thêu, ba vị có gì chỉ giáo?”
Chàng trai mặc áo lam kia không có mở miệng, ánh mắt chỉ là dừng ở trên kệ thêu trong phòng, vẻ mặt điềm tĩnh cũng trở nên hơi dao động. Cậu thiếu niên trẻ nhất không nhịn được mà đáp thay hắn: “Thầy nhà tôi nghe nói hàng thêu chỗ chị đứng đầu thiên hạ, muốn mua vài món về kinh.”
Minh Châu tách mấy người đàn ông lực lượng kia ra, đi tới gần họ hon rồi nói: “Thì ra mấy vị là người của kinh thành? Không biết xưng hô như thế nào?”
“Tôi tên Tiểu Thuận.” Cậu thiếu niên kia thấy nàng xinh đẹp thì không khỏi giành trả lời, “Đây là thầy tôi, tên Tịch Tà, hàng thứ sáu trong nhà. Đây là sư thúc Khang Kiện của tôi, đứng hàng thứ bảy trong nhà.”
“À!” Minh Châu cười nói, “Thì ra là Lục gia, Thất gia và thiếu gia Tiểu Thuận. Đồ thêu ở đây không bán ra ngoài. Nhưng ba vị ở xa tới, tặng một hai thức cũng không hề gì, xin mời vào bên trong.”
Cả đời này Tiểu Thuận Tử chưa từng được người ta gọi là thiếu gia bao giờ, không khỏi mặt mày hớn hở đi tới trước mặt Minh Châu, quan sát tỉ mỉ. Thấy nàng mới tròn đôi mươi, cằm nhọn, vô cùng thanh tú, lúc mỉm cười sinh ra một loại thần thái cực kỳ quyến rũ động lòng người. Cậu trông thấy mà vẻ mặt hốt hoảng, vội vàng vái chào, “Chị tặng cho, từ chối thì bất kính, nhận lấy thì ngại ngùng.”
Quách Thập Tam thấy bốn người này khách dáo đi vào trong như thể đã quen biết từ lâu, không một ai để bọn họ vào mắt thì cả giận nói: “Này, đứng lại!”
Tịch Tà quay đầu nói với Khang Kiện: “Lần này là em không phải, đã cầm đồ của người ta, còn không mau trả đi?”
|