Mặc dù thị trường chatbot (một ứng dụng tự động trả lời,đangnhắmtớithịtrườngĐôngNamÁkết quả bóng đá đức b có thể mô phỏng nhắn tin phản hồi như người thật, thậm chí cả trên mạng xã hội) đang trở nên chao đảo nhưng sức hút của công nghệ thì chưa bao giờ là giảm, chatbot ngày càng có tiềm năng phát triển ở các thị trường quốc tế. Bởi, việc liên lạc qua tin nhắn đã trở thành xu hướng chủ đạo trong cả thập kỉ nay.
Đây là quan điểm của một nhà khởi nghiệp đang làm việc để tạo ra những "bot" có ích tại Indonesia. Đất nước có số dân đông thứ tư thế giới với nền kinh tế lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á này được coi là thị trường công nghệ đầy màu mỡ.
Khi mà các mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram được sử dụng với tần suất lớn tại Indonesia trong những năm gần đây đồng nghĩa với việc áp dụng ứng dụng nhắn tin như Line, Kakao, BlackBerry BBM và WhatsApp cũng luôn là lựa chọn hàng đầu cho 260 triệu dân của đất nước này.
Kata.ai, một công ty mới thành lập ở thủ đô Jakarta mới đây đã thu được 3 triệu USD nhờ việc khai thác văn hóa chat để ứng dụng trong ngành công nghệp, trong quan hệ giữa nhà kinh doanh và khách hàng. Công ty tạo ra một nhân vật trí tuệ nhân tạo có tên là Kata.ai cho phép các thương hiệu và công ty dùng các hoạt động chatbot để liên lạc với khách hàng và đối tác bằng ngôn nhữ Bahasa của Indonesia, chứ không phải tiếng Anh như thông thường.
Irzan Raditya, Giám đốc điều hành của công ty mẹ YesBoss Group nói: "Chúng tôi đang giúp các thương hiệu không những cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, mà còn tiện lợi hơn trong bán hàng và mở các chi nhánh mới để mang lại doanh thu nhiều hơn". "Chatbot thực sự đã có một chỗ đứng ở Indonesia, nhưng bây giờ chúng tôi muốn mọi người hiểu được những tiện ích mà nó mang lại để tiến xa hơn trên những thị trường khác".