Mạng 5G là gì?ạngGcóýnghĩagìvớingườidùkết quả bóng đá nữ tây ban nha hôm nay
Hiện tại chưa có bất kì tiêu chuẩn chính thức nào về chuẩn 5G nhưng các nhà chuyên môn dự đoán rằng nó sẽ được triển khai vào khoảng năm 2020 hoặc 2021. Vì thế chưa ai biết rõ những thiết bị di động hỗ trợ mạng 5G sẽ mang đến những chức năng và ứng dụng như thế nào
Tuy nhiên, ngay từ bây giờ nhiều công ty cung cấp dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ giải trí trực tuyến như Netflix đã quan tâm đến việc liệu họ có sẵn sàng làm cho dịch vụ của họ phục vụ khách hàng với tốc độ mạng 5G hay không?
Sau khi được triển khai, các chuyên gia trong lĩnh vực điện thoại di động dự đoán sẽ có khoảng 7 nghìn tỷ thiết bị kết nối. Trước đây, mạng 2G tập trung vào giọng nói, 3G tập trung vào việc chia sẻ dữ liệu, 4G tăng cường sức mạnh truyền tải video và 5G sẽ là tổng hợp các khía cạnh trên để hình thành nên một mạng di động toàn diện với tốc độ truyền tải dữ liệu ở tốc độ cao.
Những gì chúng ta có thể học hỏi điều gì từ mạng 4G?
Trở lại tháng 10 năm 2010, ITU-Liên minh viễn thông quốc tế tuyên bố LTE không phải là mạng 4G về mặt kỹ thuật, chỉ có công nghệ như LTE-Advanced với tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 100 Mbps mới có thể được coi 4G.
Nhưng sau đó, do nhiều nhà mạng đã triển khai cơ sở hạ tầng cho các mạng di động với tốc độ cao hơn tốc độ của mạng 3G nên ITU đã mở rộng thêm định nghĩa về 4G bao gồm những công nghệ như WiMAX 802.16e và LTE.
Quyết định của ITU về cơ bản đã cho phép các nhà mạng gọi bất kì một mạng nào có tốc độ và hiệu suất cao hơn mạng 3G hiện tại là 4G. Tuy nhiên một báo cáo phân tích của Morspace Consulting gần đây cho thấy có đến 48% người dùng không xác định được những lợi ích mà họ có được từ mạng 4G là gì.
Các công ty đã chuẩn bị gì cho mạng 5G?
Trong khi mạng 4G vẫn chưa được triển khai rộng khắp thì nhiều nhà mạng và các công ty đã "rục rịch" chuẩn bị cho mạng 5G. Trong đó, Hàn Quốc có thể là quốc gia triển khai sớm nhất khi họ đã chi khoảng 1,5 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng 5G riêng theo chuẩn của họ.
Gần đây, một nghiên cứu của University of Surrey's 5G Innovation Centre công bố tại Hội nghị các nhà khai thác di động cho biết mạng 5G phải làm cho người dùng có cảm giác được là không có giới hạn về tốc độ truyền tải dữ liệu. 5GIC (một bộ phận của University of Surrey's 5G Innovation Centre) được cho là đang nhiên cứu những khả năng ứng dụng và các tiêu chuẩn cho mạng 5G. Việc nghiên cứu này hiện đang nhận được sự tài trợ của một số chính phủ và công ty như Huawei, Samsung, Telefónica, and Vodafone…
Người dùng ở Hoa Kì có thể trông chờ mạng 5G khởi động vào năm 2018 hoặc thế vận hội 2020.
Năm ngoái, Samsung tuyên bố họ đã phát hiện ra "công nghệ di động 5G mmWave đầu tiên của thế giới". Công nghệ mới có khả năng truyền tải dữ liệu ở tần số 28 GHz với tốc độ lên đến 1,056 Gbps với khoảng cách lên đến 2 km. Tuy nhiên, khả năng mạng này được triển khai trước năm 2020 vẫn còn là một dấu hỏi lớn khi mà các nhà sản xuất còn phải giải quyết khá nhiều vấn đề từ các thiết bị chạy với mạng 5G như tuổi thọ pin, phần cứng…
Trong khi đó, Ủy ban Châu Âu được cho là sẽ chi một khoảng tiền 172 triệu USD cho đến năm 2020 để nghiên cứu và phát triển mạng 5G. Tuy nhiên một khó khăn mà các nghiên cứu này gặp phải là chưa có một tiêu chuẩn cụ thể cho 5G.
Sathya Atreyam, giám đốc nghiên cứu của Ủy ban Dữ liệu Quốc tế (IDC) cho biết hiện có nhiều tổ chức tại Châu Âu nghiên cứu về 5G nhưng họ lại đi theo nhiều hướng khác nhau như nhóm nghiên cứu về tốc độ truyền dữ liệu, nhóm lại nghiên cứu về mức độ và phương pháp bảo mật với 5G… cho nên sẽ còn rất lâu để những nghiên cứu này tìm được những tiêu chuẩn chung.
Tuy nhiên một bài phân tích của Peter Rysavy, chủ tịch của Rysavy Research cho thấy có một bộ phận không nhỏ khách hàng cho rằng việc triển khai mạng 5G là không cần thiết. Họ đang hài lòng với những gì mà mạng 4G, thậm chí là 3G đang mang lại cho họ và việc đầu tư vào 5G sẽ rất tốn kém, thạm chí sẽ đẩy chi phí dịch vụ lên cao hơn hiện tại, đó là điều khách hàng không mong muốn.
Còn với bạn đọc VnReview, có lẽ chúng ta đã quá ngán ngẩm với chất lượng 3G "rùa bò" ở Việt Nam, nên chăng cần có một "chuẩn" riêng trong việc quản lý chất lượng truyền phát dữ liệu di động trước khi mơ về 5G?
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)