Việt Nam hiện có trên 50.000 cơ sở tín ngưỡng với khoảng 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng,áthuygiátrịnhânvăncủacáctínngưỡngdântộcvàtôngiákq bd nhat ban tôn giáo, bao gồm một số loại hình tín ngưỡng và di tích đã được UNESCO ghi danh là di sản thế giới.
Nhằm phát huy hơn nữa những giá trị nhân văn của các tín ngưỡng dân tộc trong tiến trình bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, ngày 21/02/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 219/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo, trong đó Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ trì, điều phối thực hiện Đề án.
Thực hiện nhiệm vụ Lãnh đạo Bộ giao, NXB Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các chuyên gia, tác giả xuất bản 2 cuốn sách về tín ngưỡng, tôn giáo.
Phát huy giá trị nhân văn của các tín ngưỡng dân tộccủa hai tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền và Nguyễn Thị Hiệp nghiên cứu thực trạng xu hướng biến đổi của các tín ngưỡng dân tộc trước sự tác động của quá trình hội nhập, cách mạng công nghệ, công nghiệp hóa, đô thị hóa…
Bên cạnh đó là những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy giá trị nhân văn của các tín ngưỡng dân tộc trong điều kiện mới, nhằm giúp cho độc giả có cái nhìn bao quát, khách quan về giá trị nhân văn của các tín ngưỡng dân tộc và thấy được ý nghĩa lớn lao của việc phát huy những giá trị nhân văn đó trong đời sống văn hóa hiện đại.
Cuốn sáchMối quan hệ về tôn giáo - Cơ sở để phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam và hai nước láng giềng Lào, Campuchiado TS. Nguyễn Phương Liên chủ biên giới thiệu một số nét tương đồng trong lịch sử, văn hóa giữa Việt Nam - Lào - Campuchia; mối quan hệ tôn giáo và tình hữu nghị giữa Việt Nam - Lào - Campuchia; một số bài nghiên cứu về vấn đề tôn giáo, văn hóa ở Đông Dương nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Bằng những góc nhìn khác nhau của khoa học xã hội, phần lớn là cách nhìn từ thế hệ được sinh ra và trưởng thành trong thế kỷ này sẽ giúp kết nối tới những suy ngẫm của độc giả về một thực thể chắc chắn còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới tương lai không xa của chính chúng ta.
Sách in đã được chuyển tới các cơ quan Bộ, Ngành Trung ương và các cơ quan đơn vị ở 63 tỉnh, thành phố gồm: UBND, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ban Tôn giáo, Ủy ban MTTQ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thư viện, Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương và địa phương, đặc biệt là gần 2000 xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Sách điện tử đăng tải tại địa chỉ: thuviendientu.mic.
100 điều nên biết về lịch sử và văn hóa Ấn ĐộCuốn sách '100 điều nên biết về lịch sử và văn hóa Ấn Độ' được trình bày một cách cô đọng, súc tích, cung cấp cho người đọc những tri thức lịch sử, văn hóa về một đất nước đậm chất phương Đông.