Sự phát triển của công nghệ hiển thị đang thúc đẩy quá trình tiến hoá của TV. Từ một thiết bị cồng kềnh cách đây hơn thập kỷ,ôngnghệđãbiếnđổimộtchiếcTVnhưthếnàbóng đá trực tiêp TV hiện còn mỏng hơn cả 1 chiếc smartphone hay thậm chí uốn dẻo như tờ giấy.
Không còn đơn thuần là thiết bị nghe nhìn, TV nói chung hiện đã trở thành những món trang trí nội thất. Do đó, yếu tố thời trang được đặt lên hàng đầu, bên cạnh những tiêu chí như chất lượng hình ảnh, âm thanh, kho ứng dụng,... Ngoài việc phát triển phần mềm, các nhà sản xuất TV cũng liên tục phát triển công nghệ hiển thị để vượt qua những rào cản trong thiết kế, vốn tồn tại gần một thập kỷ qua.
Mỏng hơn một chiếc iPhone
Mỏng là xu hướng đầu tiên và chưa bao giờ kết thúc trong lịch sử phát triển TV. Các hãng công nghệ liên tiếp cải tiến sản phẩm năm trước để nó trông mỏng hơn vào năm sau. Và đã đến thời kỳ chiếc TV còn mỏng hơn cả một chiếc smartphone.
Trong năm 2016, nhiều hãng công nghệ lần lượt ra mắt TV siêu mỏng. Tuy nhiên, kỷ lục về độ mỏng lại do mẫu TV trong dòng Signature của LG nắm giữ, với độ dày chỉ 2,57mm, bằng 1/3 chiếc iPhone 6S, hoặc bằng 4 chiếc thẻ ATM chập lại.
Sản phẩm LG OLED TV nổi bật với thiết kế mỏng 2.57mm |
Để làm được điều này, hãng công nghệ Hàn Quốc đã đặt tấm panel nằm giữa hai lớp kính cường lực mỏng, không khung viền. Thiết kế này mang tên 'Picture in Glass", cho người dùng cảm giác như nhìn thấy hình ảnh trên một tấm gương mỏng.
Thiết kế mỏng đến bất ngờ của LG TV OLED gây ấn tượng với khách tham dự tại CES 2016 |
TV có thể dán lên tường
Quay ngược về quá khứ, ít ai có thể nghĩ đến việc dán một chiếc TV CRT lên tường vì quá cồng kềnh, và hầu hết TV màn hình phẳng hiện nay đều cần đến chân đế hay giá treo.
Tuy nhiên, với công nghệ hiện nay, trong bối cảnh các hãng công nghệ đua nhau làm mỏng TV, người ta dần chứng kiến sự ra đời của những chiếc TV mỏng nhẹ, có thể dán lên tường và hài hoà với nội thất của căn phòng.
Với ưu thế của công nghệ OLED so với LCD LED, LG đã tạo ra bản concept chiếc TV siêu mỏng có thể dán được trên tường. Bản demo mà hãng này giới thiệu trong năm 2015 có kích thước màn hình lên đến 55 inch nhưng chỉ nặng 1,9 kg, nhẹ hơn cả một chiếc laptop. Người dùng có thể đính chiếc TV lên tường thông qua chiếc đế tích hợp nam châm. Giải pháp này được cho là phù hợp với những căn hộ cỡ nhỏ, hoặc những không gian yêu cầu cao về thẩm mỹ.
Thế hệ TV OLED mới của LG nay có thể dán được trên tường |
Có thể cuộn lại như tờ giấy
Tại triển lãm tiêu dùng CES 2016 diễn ra tại Mỹ đầu năm nay, LG đã gây kinh ngạc khi giới thiệu loại TV màn hình dẻo 18 inch có thể cuộn tròn như một tờ báo. Công nghệ này lần đầu được LG hé lộ vào năm 2014, nhưng đến nay hãng mới chính thức có sản phẩm hoàn chỉnh để trưng bày.
Nếu như cuộc chiến độ mỏng diễn ra với tất cả các bên,... thì ở mảng sản xuất màn hình uốn dẻo, LG vẫn không có đối thủ xứng tầm. Trong khi các nhà sản xuất chỉ dừng lại ở mức đưa ra tấm nền uốn dẻo, hoặc các loại màn hình dẻo kích thước nhỏ như màn hình điện thoại, LG đã trình làng sản phẩm hoàn chỉnh với kích thước lớn tương đương một chiếc TV.
Màn hình OLED dẻo của LG cho phép người dùng cuộn lại như một tờ giấy mà không gây ra bất kỳ hư hại nào. |
TV hai mặt
Ngoài mẫu TV siêu mỏng trình làng ở CES 2016, LG cũng đưa ra mẫu TV có hai mặt tại sự kiện này. Tuy có độ mỏng 4,9 mm, dày hơn một chút so với mẫu Signature, nhưng chiếc TV OLED lại có thêm một màn hình ở mặt lưng.
Ý tưởng táo bạo này được cho là hữu ích với những nhu cầu đặc biệt, chẳng hạn như trình chiếu TV cho một khán phòng cỡ trung, trong đó người xem được bố trí cả hai mặt của chiếc TV, thay vì ngồi theo một chiều như trước. TV hai mặt cũng thích hợp cho việc trình chiếu tại các sự kiện lớn, trưng bày những ý tưởng, mô hình, công nghệ,… cho nhiều người cùng xem mà không chiếm dụng nhiều không gian như những màn hình lớn thông thường.
Sản phẩm TV đột phá hai mặt được LG giới thiệu tại CES 2016 |