Ngưng thuốc đột ngột khi thấy đường huyết ở mức tốt,ầmnguyhạikhidùngthuốcngườitiểuđườngnêntrábí kíp đánh bài chỉ uống thuốc điều trị đường huyết mà bỏ qua bệnh liên quan khác, uống thuốc lúc nhớ lúc quên… là những sai lầm của bệnh nhân tiểu đường khi dùng thuốc.
Ngưng thuốc đột ngột khi thấy đường huyết ở mức tốt
Ngày càng có nhiều bệnh nhân đái tháo đường bị tăng đường huyết quá cao do bỏ thuốc điều trị. Bệnh nhân chủ quan không dùng thuốc sau khi hồi phục bởi họ nghĩ rằng đường huyết về chỉ số bình thường nghĩa là bệnh đã khỏi và không cần uống thuốc nữa hoặc gặp các tác dụng phụ của thuốc như mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa… nên bỏ thuốc.
Đây là những quan niệm hết sức sai lầm. Theo thầy thuốc ưu tú - Ths.Bs Doãn Thị Tường Vi: “Tiểu đường là bệnh lý mãn tính mà người bị bệnh phải sử dụng thuốc đến trọn đời và không được ngưng thuốc dù chỉ số đường huyết đã hạ về mức an toàn. Việc bỏ thuốc, hoặc không uống thuốc hàng ngày là nguy hiểm. Bởi khi đó, đường huyết không được kiểm soát có thể tăng vọt lên cao bất cứ lúc nào, gây hôn mê, biến chứng”.
Uống thuốc “ngẫu hứng” lúc nhớ lúc quên
Một số trường hợp khác, do không nhớ giờ uống thuốc, dẫn đến uống thuốc sai cách.
Ví dụ, các nhóm thuốc giúp tăng tiết hoặc tăng nhạy cảm insulin như sulfonylurea như metformin, Tolbutamide, Chlorpropamide, Glibenclamid, … cần uống trước bữa ăn 30 phút nhưng bệnh nhân lại nhầm với cách uống của glucobay là uống ngay trước bữa ăn hoặc glucopha uống sau bữa ăn.
Cách uống thuốc như vậy, không những không mang lại hiệu quả, còn khiến cho người bệnh “uống thuốc như không”. Do đó, người bệnh tiểu đường nên ghi vào giấy nhớ dán vào từng vỉ thuốc hoặc đặt đồng hồ báo uống thuốc để tuân thủ điều trị tốt hơn.
Ỷ lại vào thuốc, lạm dụng thuốc
Nhiều người tiểu đường cho rằng chỉ cần uống thuốc mà không cần điều chỉnh về dinh dưỡng và luyện tập là có thể hạ được đường huyết. Tuy nhiên chính quan niệm này lại khiến họ “uống thuốc không ăn thua”.
Bên cạnh dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng và luyện tập là hai chân kiềng quan trọng giúp kiểm soát đường huyết. Đường trong máu là loại đường đơn có trong thức ăn. Do đó, lượng đường chứa trong thức ăn khi nạp vào cơ thể tỷ lệ thuận với lượng đường hấp thu vào máu.
Việc tập luyện thường xuyên làm cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng, năng lượng này được sản sinh do việc tiêu thụ đường ở mô cơ. Từ đó, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống. Nếu ỷ lại vào thuốc mà đường huyết kiểm soát không tốt, dần dần sẽ khiến bệnh tình trầm trọng hơn.
Chỉ uống thuốc điều trị đường huyết mà quên bệnh liên quan
Các chuyên gia cho biết tiểu đường rất dễ đi kèm với các bệnh chuyển hóa khác như mỡ máu. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường thường kèm theo mỡ máu tăng. Mỡ máu xấu cao tỷ lệ thuận với việc kháng insuline nên càng làm cho đường huyết khó hạ. Mặt khác, mỡ máu cao tạo mảng bám thành mạch nên dễ gây xơ vữa mạch, tăng nguy cơ viêm tắc mạch máu chi, dễ bị các bệnh mạch vành, đột quỵ.
Đây chính là biến chứng mạch máu lớn gây tử vong cho khoảng 70% bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, song song với uống thuốc tiểu đường, người bệnh cần được theo dõi để điều trị các bệnh kèm theo.
Người tiểu đường làm thế nào để ổn định đường huyết?
Muốn hạ và ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tuân thủ kiềng ba chân trong quá trình điều trị: dinh dưỡng, luyện tập, dùng thuốc.
Về dinh dưỡng: nên ăn đa dạng thực phẩm, chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI dưới 55), các thực phẩm có tải lượng đường huyết thấp (GL dưới 10). Link tra cứu tải lượng đường huyết: http://caulacbotieuduong.com/bang-tra-cuu-chi-so-duong-huyet-va-tai-trong-duong-huyet-cua-thuc-pham.html
Nên ăn rau xanh trước rồi mới ăn đến cơm và thức ăn sau. Thậm chí nên chia nhỏ bữa ăn, ngày ăn từ 4-5 bữa, để đường huyết sau ăn không tăng quá cao.
Về luyện tập: cần luyện tập đều đặn các môn thể thao phù hợp với sức của mình như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội…
Về dùng thuốc: tuyệt đối tuân thủ uống thuốc đủ liều, đúng liều và đều đặn hàng ngày. Nếu không nhớ được lịch uống thuốc, cần đặt chuông nhắc uống thuốc và có thể ghi số lượng thuốc cần uống lên vỉ thuốc để tránh quên.
Cùng với đó, người bệnh nên kết hợp Tây y với các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn.
Ví dụ: TPBVSK Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh chuẩn hóa, được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu cấp Bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
Theo PGS.TS Trần Văn Ơn - Trưởng bộ môn thực vật - Đại học Dược Hà Nội: Dây thìa canh giúp ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường từ gan vào máu, giúp kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ. Nhờ vậy giúp hạ và ổn định đường huyết.
Tháng 3/2018, Tạp chí Quốc tế Phytochemistry - Tạp chí thực vật học hàng đầu châu Âu đã công bố nghiên cứu quốc tế của các GS Hàn Quốc phát hiện ra 9 chất mới đột phá giúp hạ đường huyết ở Dây thìa canh chuẩn hóa của công ty Nam Dược. Đây là nghiên cứu quốc tế tái khẳng định lại công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ giúp hạ và ổn định đường huyết của nguyên liệu sản xuất ra TPBVSK Diabetna.
Thông tin cho bạn đọc:
Tổng đài tư vấn về bệnh tiểu đường (miễn phí): 1800.6316
Thông tin về sản phẩm: http://caulacbotieuduong.com/vien-tieu-duong-diabetna.html
Tra cứu nơi bán sản phẩm: http://caulacbotieuduong.com/diem-ban
Ngọc Diệp