Câu nói này “Trường học là nơi mà cựu học sinh hạng A dạy học sinh hạng B cách làm thuê cho học sinh hạng C” gây ra rất nhiều tranh luận ngay cả ở các nước phương Tây,àmthuêchohọcsinhhạbảng xếp hạng ngoại hạng bundesliga còn với một số nước phương Đông vốn nặng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, nếu không để trong ngữ cảnh, rất dễ dẫn đến mất lòng.
Truyền thống thi cử theo Nho học được ông cha ta trao chuyền mãi đến năm Kỷ Mùi (1919) là khoa thi Nho học cuối cùng ở nước ta.
Vua Khải Định cho biết lý do chấm dứt con đường thi cử truyền thống như sau: “Kỳ thi năm nay là khoa thi cuối cùng, đường khoa cử từ đây dứt hẳn. Trẫm nghĩ rằng quy chế cựu học đã không còn đáp ứng được điều mong muốn, trong khi con đường tương lai của tân học đang thênh thang mở rộng trước mặt” (sách Khải Định chính yếu sơ tập).
Dưới mái trường và dưới mái nhà, những em chưa giỏi nhất vẫn đầy ắp năng lực (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Đã gần 100 năm sau khi nhà vua tuyên bố thời đại của cựu học đã chấm dứt, tân học càng phát triển. Và đến nay, đã biến đổi mãnh liệt khiến các tiêu chí đánh giá, xếp loại học trò cũng vượt xa khuôn khổ trường ốc truyền thống.
"Cựu học sinh hạng A dạy học sinh hạng B cách làm thuê cho học sinh hạng C"
Ở nhiều nước phương Tây, kết quả học tập của học sinh được xếp loại theo A, B, C. Hạng A là những học sinh giỏi nhất, hạng B là khá giỏi và hạng C là vừa đủ để lựa chọn vào một số trường đại học.
Có một câu thú vị như thế này: “Trường học là nơi mà cựu học sinh hạng A dạy học sinh hạng B cách làm thuê cho học sinh hạng C”.
Câu này khiến rất nhiều tranh luận ngay cả ở các nước phương Tây, còn với một số nước phương Đông vốn nặng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, nếu không để trong ngữ cảnh, rất dễ dẫn đến mất lòng.
Đây chỉ là ý kiến nêu vấn đề cho học viên trong một khoá học của tôi tại Canada. Nhận định tuy có phần hơi “gây sốc”, nhưng ở đâu đó tại các nước Âu, Mỹ, đây lại là chuyện có thực.
Những học sinh chăm chỉ nhất, trả bài đầy đủ, đúng với đáp án, đáp ứng mong muốn của nhà trường sẽ được xếp học sinh hạng A. Phần lớn học sinh hạng A sau này ra trường hoặc làm công chức hoặc nghiên cứu, giảng dạy. Ở rất nhiều trường đại học, học sinh hạng A được giữ lại làm cán bộ nguồn, hay nói khác đi, đội ngũ giảng viên chủ yếu là những “cựu học sinh hạng A”.
Học sinh hạng C thì trái lại, họ không phải là những người cần cù, chăm ngoan nhất. Họ không trả bài đúng như đáp án, vì ở họ còn có chủ kiến riêng. Họ suy nghĩ vượt ra ngoài chương trình có sẵn, vượt ra khỏi khuôn khổ của bài học. Đó là mầm mống của sáng tạo. Vì không phải dồn toàn tâm trí để đáp ứng khuôn mẫu trong trường học, nên học sinh hạng C còn dồi dào năng lực để theo đuổi sáng tạo trong đời thực.
Mà phát kiến, sáng tạo trong đời thực, đó mới là cốt lõi của thành công.
Thực tiễn cho thấy những ông chủ, những doanh nhân thành đạt, những người làm thay đổi thế giới đa số đều nằm trong nhóm học sinh hạng C.
Học sinh hạng B thì chăm ngoan vừa đủ trong khuôn khổ, chưa có tư duy đột phá, chưa dám làm dám chịu như nhóm học sinh hạng C, nên họ sẽ trở thành lực lượng chiếm đa số trong xã hội. Họ cần việc làm và thu nhập ổn định, họ cần cuộc sống an bình trong khuôn khổ.
Đó là cách lý giải vì sao nhà trường lại là nơi những “cựu học sinh hạng A dạy học sinh hạng B cách làm thuê cho học sinh hạng C”.
Có khá nhiều ví dụ về những người không đứng tốp đầu trong trường lại là những người hoặc thay đổi thế giới hoặc kiếm được bộn tiền.
Một buổi thảo luân về cách tiếp cận mới trong dạy học |
Trường học - trường đời chưa cùng một thước đo
Đến nay, nhân loại thừa nhận có 8 loại trí thông minh, đó là trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh suy luận, trí thông minh không gian, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh tương tác, trí thông minh nội tâm, trí thông minh tự nhiên, trí thông minh vận động.
Không nên đem một học sinh giỏi giải toán so với một học sinh năng khiếu vũ ba lê, bởi đó thuộc 2 loại trí thông minh khác nhau. Nhưng các bậc làm cha mẹ, nhiều người chỉ thấy con mình kém cỏi mà không thấy rằng hạn chế cái này không có nghĩa là thiếu sở trường cái kia.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể, có tiềm năng và tư chất riêng. Vấn đề là có phát hiện và thổi bùng lên ngọn lửa đam mê hay không, để sau này em nào sẽ trở thành em đấy, phát huy được sở trường riêng, không chung chung trong đám đông mờ nhạt.
Biết lắng nghe, biết kiềm chế, biết năng hoạt, biết làm việc nhóm - những kỹ năng dẫn đến thành công trong cuộc sống thực lại chẳng mấy khi được cho điểm cao trong trường học.
Có cô giáo thật lòng chia sẻ với cha mẹ học sinh rằng con anh chị viết sáng tạo lắm, nhưng e rằng, sáng tạo quá lại không đúng đáp án, khó mà đạt điểm cao.
Điểm cao để làm gì trong khi ngoài đời thực, nếu không có ý tưởng mới, không có sáng tạo thì không thể thành công?
Có một thực tế là mặc dù ngành giáo dục nước ta đã rất cố gắng, nhưng đến nay, đánh giá trong trường học và ngoài trường đời vẫn chưa thể cùng một thước đo. Chính vì thế mới có chuyện sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc, hoặc có người phải giấu bằng đại học để xin làm công nhân.
Trong dân gian đang có câu rằng, thành công trong cuộc đời này phụ thuộc vào “nhất duyên, nhì phận, tam phong thủy, tứ độc thư”, nghĩa là cái cố gắng học hành, tu dưỡng, phấn đấu của bản thân chỉ được xếp cuối cùng.
Và bài viết này không khuyến khích sự lười nhác, trông đợi số phận, coi thường sự học. Tôi chỉ mong cung cấp thông tin để thay đổi tư duy học và hành cho phù hợp với thời đại hội nhập. Thực chất thì không có ai thành công mà không phải nỗ lực không ngừng. Người bị đánh giá không có khả năng trong trường học nhưng rất nỗ lực trong trường đời thì thành công vẫn mỉm cười với họ.
Mong muốn của gia đình, thầy cô đối với mỗi học sinh chắc chắn không chỉ là học giỏi nhất, mà là khi học xong họ phải biết làm giỏi nhất, có thu nhập cao nhất, được ghi nhận số 1 trong công việc của mình, giúp ích cho gia đình, cống hiến cho quê hương, đất nước. Đó mới là đích đến chứ không phải là chuyện học giỏi nhất trong trường, trong lớp với toàn điểm 9, điểm 10.
Cho nên hiện tại, dưới mái trường và dưới mái nhà, những em chưa giỏi nhất vẫn đầy ắp năng lực. Nếu con không xếp số 1, cha mẹ cũng đừng vì thế mà ưu phiền.
Dư Hồng Quảng
(责任编辑:Cúp C2)