Sau khi chụp được cảnh cầu Cần Thơ chìm trong mây bằng thiết bị flycam,ứcảnhcầuCầnThơtrongmâycủatiếnsĩNhậtBảkết quả bóng đá quốc gia phần lan một số nhiếp ảnh gia Việt Nam đã nhớ lại tác phẩm của Dr.Akira Takaue, kiến trúc sư - nhiếp ảnh gia người Nhật Bản từng trở thành đề tài gây bão mạng tại Việt Nam năm 2017. Họ muốn minh oan cho ông.
Nhiếp ảnh gia Huy Lê, một trong những người sáng tác được cảnh cầu Cần Thơ dưới lớp mây mù mờ ảo ngày 16/2 cho biết tác phẩm của Dr.Akira Takaue không hề ghép, mà là sự thật. "Có thể do ông ta nhầm lẫn giữa sương và mây nên đã gây tranh cãi. Thực tế đây là những lớp mây thấp, thường xuất hiện ở khu vực này vào dịp đầu năm", anh nói.
"Người nào nói miền Tây không bao giờ có sương là sai. Theo tôi, sương cũng có nhưng không bao giờ lắng và đặc được như trong tấm hình này. Chỉ có mây thấp tầm 200 - 300 m. Sáng 16/2, ở Cần Thơ cũng có sương nhưng tại khu vực cầu, trong phố sương cao và mỏng, ở chỗ cánh đồng lại thấp và dày đặc hơn", anh Huy Lê khẳng định.
Cầu Cần Thơ nhìn từ flycam sáng 16/2. Ảnh: Đông Giang. |
Còn nhiếp ảnh gia Đông Giang, người cùng chụp được bức hình giống như Huy Lê và Akira Takaue cho rằng Cần Thơ năm nào cũng có hiện tượng sương và mây thấp trước một đợt gió mùa đông bắc hoặc áp thấp nhiệt đới. "Ai chịu khó canh me sẽ gặp thôi", anh nói.
Chiều 16/2, tay máy Nguyễn Huy Trung viết trên trang cá nhân mạng xã hội, nội dung có đoạn: "Gần 2 năm canh góc chụp cầu Cần Thơ trong sương chỉ để tìm kiếm câu trả lời cho một bức ảnh của anh kỹ sư người Nhật... Bản thân mình cũng rất phân vân, nói đúng hơn là chưa tận mắt chứng kiến hiện tượng như vậy tại vùng đất phía nam đất nước, nơi nắng nóng quanh năm. Chúng ta nên dừng mọi sự tranh cãi về bức hình cầu Cần Thơ trong sương năm nào và gửi lời xin lỗi tới tác giả".
Chia sẻ với Zing.vn, anh Trung cho rằng bức ảnh của vị tiến sĩ Nhật bị hạn chế về góc chụp khi phải đứng trên trụ cầu trong quá trình giám sát vào buổi sáng mà không dùng drone như nhiều nhiếp ảnh gia Việt hiện nay.
Cùng thời điểm này, nhiếp ảnh gia Lê Anh Tuấn cũng chụp được những bức hình độc đáo về cầu Cần Thơ trong mây. Anh Tuấn cho hay thời điểm sáng tác khoảng 6h sáng, bằng flycam, lúc này đỉnh mây dưới 200 m. Trước khi tới Cần Thơ, anh Tuấn có nghe dự báo thời tiết và phỏng đoán miền Bắc bắt đầu gió mùa thì miền Nam bị ảnh hưởng, miền Tây dễ có sương mù dày đặc và mây thấp, thường vào dịp trước và sau Tết. Tay máy này cũng cho rằng tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Nhật khả năng không ghép là rất cao.
Cầu Cần Thơ chìm trong mây thấp giống tác phẩm của tiến sĩ Akira Takaue. Ảnh: Lê Anh Tuấn. |
Trước đó, vào tháng 8/2017, sau khi được trang National Geographic danh tiếng chọn là "bức ảnh của ngày", bức ảnh của tác giả người Nhật Bản lập tức nổi tiếng. Phần lớn những người trong giới bày tỏ sự nghi ngờ về độ chân thật, họ cho rằng ông ta đã ghép mây với cây cầu Cần Thơ. Nhiều dân chơi ảnh Việt Nam đã vào trang của National Geographic để phản đối. Bài đăng trên Facebook của Dr.Akira Takaue lẫn NatGeo đều bị xoá thời điểm đó.
Trưa 31/8/2017, tiến sĩ Akira Takaue, tác giả bức ảnh nói với Zing.vnrằng mình là kiến trúc sư cầu đường, có dịp làm việc ở Việt Nam, từng leo lên gần nơi cao nhất của cầu Cần Thơ và chụp được.
Bức ảnh từng bị nghi ngờ là ghép mây của tiến sĩ Akira Takaue năm 2017. |
Akira Takaue là nhiếp ảnh gia không chuyên đạt nhiều giải thưởng về ảnh kiến trúc tại nhiều nước trên thế giới. Trong năm 2017, Akira giành ngôi á quân Moscow International Foto Award ở hạng mục kiến trúc cầu và Tokyo Skywalk ở nội dung phong cảnh thành phố.
Năm 2015, Akira cũng được vinh danh khi giành giải ba cuộc thi Fine Art Photography Awards với bức ảnh panorama chụp tại Australia.