欢迎来到Betway

Betway

Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia mới tại Hoàng thành Thăng Long_kết quả bóng đá ý 2

时间:2025-01-27 04:15:37 出处:Cúp C1阅读(143)

Đại diện Hoàng thành Thăng Long cho biết,êmngưỡngbảovậtquốcgiamớitạiHoàngthànhThăkết quả bóng đá ý 2 3 bộ sưu tập hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia gồm: Đầu phượng thời Lý (thế kỷ 11-12), bình Ngự dụng (thế kỷ 15) và gốm Trường Lạc thời Lê sơ (thế kỷ 15-16). 

Theo đó, sưu tập đầu phượng thời Lý (thế kỷ 11-12) gồm 5 hiện vật được làm từ đất nung. Đất sét được dùng làm nguyên liệu đã được ủ và xử lý kỹ trước khi đưa vào đắp tạo hình.

Các tác phẩm thể hiện sự tinh xảo trong nghệ thuật tạo tác thời Lý với những khối tượng tròn đa dạng kích thước. Toàn bộ hoa văn được khắc bằng tay.

Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia mới tại Hoàng thành Thăng Long - 1

Bộ sưu tập đầu phượng thời Lý là hiện vật nguyên gốc, độc bản (Ảnh: Hoàng thành Thăng Long).

Đây là những hiện vật tiêu biểu, đặc sắc phát hiện trong lòng đất Khu di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu thuộc Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần. Tất cả các hiện vật đều được phát hiện tại những vị trí có địa tầng ổn định, không bị xáo trộn bởi các thời kỳ sau.

Mỗi đầu phượng đều được thể hiện trong tư thế chuyển động mạnh mẽ và sinh động với bờm uốn lượn nhiều khúc về phía trước, mỏ dài má phình, mào hình lá đề lệch hướng về phía trước.

Đặc biệt, các chi tiết như mắt to tròn nổi rõ, lông mày tạo thành dải bay ngược, tai to rộng uốn lượn đều được chế tác tỉ mỉ, thể hiện trình độ kỹ thuật cao của nghệ nhân thời bấy giờ.

Các đầu phượng thuộc bộ sưu tập này được tìm thấy cùng các di vật khác là một trong những minh chứng quan trọng giúp các nhà nghiên cứu nhận diện bộ mái kiến trúc thời Lý, Trần.

Do vậy, sưu tập đầu phượng phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long không chỉ là hiện vật gốc mà nó còn là những tư liệu quan trọng có giá trị cho việc nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý thế kỷ 11-12. 

Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia mới tại Hoàng thành Thăng Long - 2

Bình Ngự dụng thời Lê sơ (thế kỷ 15) vừa được công nhận là bảo vật quốc gia (Ảnh: Hoàng thành Thăng Long).

Bảo vật thứ 2 - bình Ngự dụng thời Lê sơ (thế kỷ 15) - là một tác phẩm độc đáo với cấu trúc gồm đáy, thân, vai, miệng, vòi và quai. Đại diện Hoàng thành Thăng Long cho hay, với cấu trúc miệng đứng và kiểu dáng của bình, có lẽ nguyên bản bình có nắp, tiếc rằng, hiện nay chúng ta chưa tìm thấy nắp của loại bình tương tự. 

Điểm nổi bật của hiện vật là việc tạo hình như một con rồng ẩn mình trong bình, trong đó vòi bình là đầu rồng, ở tư thế ngẩng cao với sừng và bờm đắp nổi. Quai bình được thể hiện như một phần của thân rồng với vây giương cao và bốn chân rồng được đắp ở hai bên vai bình, mỗi bên hai chân.

Các chân diễn tả tư thế đang đạp mạnh về phía sau, các bắp cơ săn chắc, đẩy thân rồng về phía trước khiến cho thân rồng vừa uyển chuyển vừa mạnh mẽ. 

Ngoài ra, trên vai bình, ở vị trí giữa 2 chân rồng còn đắp nổi bông hoa với nhụy lớn, cánh nhỏ, giống như hạt cườm. Họa tiết hoa văn này càng tăng thêm sự ẩn hiện của hình rồng.

Kỹ thuật chế tác của bình thể hiện trình độ cao của nghề gốm sứ thời Lê sơ, từ việc chuốt dáng thủ công trên bàn xoay, làm riêng và gắn kết các bộ phận, đến kỹ thuật nung đặc biệt với nhiệt độ cao trong bao nung riêng.

Bình Ngự dụng thời Lê sơ được phát hiện trong các hố khai quật tại Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội thuộc Khu trung tâm của Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê.

Việc phát hiện này là một trong những tư liệu quan trọng chứng minh cho trình độ phát triển cao của kỹ nghệ sản xuất gốm sứ Đại Việt thời Lê sơ.

Theo các nhà khoa học, bình Ngự dụng Hoàng thành Thăng Long, thời Lê sơ có thể là loại bình đựng rượu dùng trong các buổi yến tiệc lớn với nhiều người tham dự. Từ đây, chúng ta có thể hình dung sự phong phú về đời sống văn hóa trong cung đình.

Hiện vật này không chỉ là nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu nghệ thuật và công nghệ sản xuất gốm sứ thời Lê sơ, mà hơn hết và quan trọng hơn nữa, cùng với các tư liệu khác, nó là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu văn hóa ẩm thực, lễ nghi trong cung đình thời Lê sơ.

Từ đó, góp phần hiểu biết tổng thể về đời sống, văn hóa cung đình thời Lê sơ nói riêng và đời sống văn hóa cung đình của các triều đại quân chủ Đại Việt nói chung.

Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia mới tại Hoàng thành Thăng Long - 3

Một hiện vật thuộc bộ sưu tập gốm Trường Lạc (Ảnh: Hoàng thành Thăng Long).

Bảo vật thứ 3 là sưu tập gốm Trường Lạc, thời Lê sơ, (thế kỷ 15-16). Bộ sưu tập gồm 36 chiếc chén, bát, đĩa đồ gốm Trường Lạc, thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long.

Đây là những hiện vật được tạo tác hoàn toàn thủ công, do vậy, đó là sản phẩm đơn chiếc và độc bản.

Theo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, bộ sưu tập có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa. Có thể khẳng định, sưu tập chén, bát, đĩa gốm Trường Lạc là những đồ dùng của cung Trường Lạc, một cung điện quan trọng trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ thế kỷ 15-16.

Các hiện vật thuộc sưu tập gốm Trường Lạc là những tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu và làm rõ công năng, quá trình tồn tại và thay đổi của các cung điện trong hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ nói riêng; cấu trúc và cách thức vận hành của các cung, điện… với tư cách là một tổ chức trong kinh thành Thăng Long thời Lê sơ nói chung.

Tất cả các vấn đề này đều đang là những khoảng trống lịch sử rất lớn của Thăng Long cần được giải đáp.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: