'Người đọc báo điện tử sẽ trở thành độc giả 2.0' _nhận định c1 đêm nay
'Người đọc báo điện tử sẽ trở thành độc giả 2.0'
Năm 2008 sẽ có sự phát triển chiều sâu của xu hướng web 2.0 ở Việt Nam và người đọc không chỉ lướt web mà còn tương tác đa chiều với tòa soạn,ườiđọcbáođiệntửsẽtrởthànhđộcgiảnhận định c1 đêm nay cùng báo điện tử phản hồi, giao lưu, kết nối.... Đó là một trong những dự báo đầu xuân của các chuyên gia IT.
Nguyễn Hồng Trường, Giám đốc phát triển kinh doanh và công nghệ Quỹ đầu tư IDG Ventures Vietnam
Năm 2007 đã chứng kiến sự phát triển rất mạnh mẽ theo chiều rộng của thế giới online tại Việt Nam trên cả 3 khía cạnh: sự bùng nổ của rất nhiều cộng đồng mạng xoay quanh lĩnh vực giải trí điện tử, lưu trữ và chia sẻ tài nguyên thông tin, giải trí, học tập và thương mại; Sự xuất hiện của rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ nội dung mới, đặc biệt trong lĩnh vực mạng xã hội; Cuối cùng là mức độ phát triển phong phú của các loại nội dung do người dùng tự tạo, đặc biệt là blog.
Theo tôi, năm 2008 sẽ có sự phát triển theo chiều sâu của xu hướng web 2.0 ở Việt Nam, với ba nền tảng chính: Một là sự phân hóa rõ ràng hơn của các cộng đồng mạng xã hội, với phong cách đặc trưng riêng, chứ không phải là sự “na ná” thường thấy hiện nay ở các cổng thông tin giải trí và chia sẻ. Hai là sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của các nền tảng hỗ trợ dịch vụ trực tuyến trên nền web 2.0, bao gồm thanh toán điện tử, tìm kiếm trực tuyến và quảng cáo điện tử. Ba là thương mại điện tử và các mạng xã hội sẽ có sự giao thoa liên kết chứ không tách rời như hiện nay.
Tôi tin rằng các bạn sẽ trở thành "độc giả 2.0" bởi lẽ trong xu thế web 2.0, các bạn sẽ không chỉ là "người đọc" mà còn đóng vai trò quan trọng làm "người tham gia" cùng báo điện tử để phản hồi, giao lưu, kết nối, chia sẻ thông tin... bằng nhiều phương tiện trực tuyến. Sự phát triển của ngành công nghiệp nội dung trong những năm tới sẽ chỉ thực sự thành công khi những người dùng Internet, nhà cung cấp nội dung cũng như độc giả và các tòa báo điện tử cùng chung tay xây dựng nội dung và phát triển cộng đồng.
Lê Hoàng Hải, Giám đốc Công ty bán lẻ FPT
Thị trường hàng công nghệ cao đang có những tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây với tốc độ phát triển khoảng 40% mỗi năm. Chính sách giảm thuế, sự cạnh tranh của các công ty phân phối... đã khiến giá trung bình của các mặt hàng công nghệ đang giảm rất nhanh và ngày càng phù hợp với nhiều người.
Với mức sống ngày càng nâng lên, ngân sách dành cho việc mua sắm sản phẩm công nghệ cao của người Việt Nam cũng tăng lên hằng năm. Theo tôi, năm mới là thời điểm rất tốt để các nhà bán lẻ hàng công nghệ trong nước xây dựng và nắm bắt thị trường, chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh lớn bắt đầu từ năm 2009, khi doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chính thức "xâm nhập" vào thị trường.