Hiểu biết lẫn nhau và tin cậy chiến lược_kèo nhà cái .tv
Tinh thần hiểu biết lẫn nhau và tin cậy chiến lược giữa Việt Nam với Australia và New Zealand được thể hiện đậm nét qua chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa kết thúc tốt đẹp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Australia Tony Abbott. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Chuyến thăm Australia và New Zealand lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mang tính cụ thể,ểubiếtlẫnnhauvàtincậychiếnlượkèo nhà cái .tv thực chất, phù hợp với bản chất chiến lược ngày càng gia tăng của quan hệ giữa các bên. Điều ấy tạo khuôn khổ và nền tảng cho những hoạt động hợp tác lâu dài sẽ không ngừng mở rộng trong tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức tới Australia và New Zealand vào một thời điểm quan trọng của quan hệ song phương và của các chuyển biến sâu rộng về chính trị, an ninh, kinh tế tại châu Á-Thái Bình Dương. Sự kiện này diễn ra vào thời điểm Việt Nam cùng với Australia và New Zealand chuẩn bị kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Giữa ba nước đang trở thành những đối tác trong một không gian kinh tế thương mại rộng lớn là APEC và đang cùng tham gia đàm phán xây dựng hiệp định TPP – một khối kinh tế thương mại đẳng cấp thế kỷ 21.
Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam với Australia và New Zealand đang được rút ngắn lại không chỉ nhờ việc mở thêm các đường bay mới. Những chuyển động sâu sắc về địa-chính trị và kinh tế tại châu Á-Thái Bình Dương đã tạo động lực cho quan hệ giữa hai nước và Việt Nam trở nên gần gũi hơn, thiết thực và hiệu quả hơn, khi ba nước cùng chia sẻ nhiều lợi ích tương đồng, xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng giữa các quốc gia trong khu vực. Điều này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nêu bật trong bài phát biểu trước các nhà nghiên cứu của Australia tại Viện Lowy, trụ sở đặt tại Sydney, ngày 17/3: “Chúng tôi mong muốn hợp tác chặt chẽ cùng Australia và các nước đối tác để xây dựng một châu Á phát triển năng động, liên kết sâu sắc, trong một môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác cùng phát triển, cùng thịnh vượng”.
Tinh thần hiểu biết lẫn nhau còn thể hiện trong các cuộc hội đàm cũng như tại các văn kiện chính thức ký kết trong chuyến thăm đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình ổn định tại khu vực, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển, phù hợp với Luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các bên chia sẻ những mối quan tâm chung về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; kêu gọi tất cả các bên thực hiện đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kiềm chế và không có những hành động làm gia tăng căng thẳng thêm tình hình khu vực, trong đó có việc cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực để đơn phương thay đổi nguyên trạng; nhất trí cần cấp thiết xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Sự tin cậy chiến lược giữa Việt Nam với Australia và New Zealand thể hiện qua những nhận thức chung quan trọng về phương hướng phát triển quan hệ song phương cũng như hợp tác an ninh và hàng hải ở khu vực quan trọng này của thế giới trong thời gian tới. Việt Nam và Australia đã ký kết hoặc tái khẳng định các bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng, thúc đẩy Đối thoại Quốc phòng và Đối thoại Chiến lược - Quốc phòng. Quân đội Việt Nam sẽ tham gia huấn luyện và tập trận chung cùng lực lượng quốc phòng Australia…
Thủ tướng New Zealand John Key chào đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Nhưng dường như chất gắn kết bền vững cho các quan hệ song phương giữa Việt Nam với Australia và New Zealand là sự tăng trưởng đáng khích lệ và không ngừng mở rộng các quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và giáo dục.
Trong thời gian ngắn từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1975, đối với nhiều người Australia và New Zealand, Việt Nam từ một địa chỉ chiến tranh đã trở thành một địa chỉ hòa bình, khi chỉ riêng trong năm 2014, có 300.000 lượt du khách Australia và 33.000 lượt du khách New Zealand tới thăm Việt Nam. Còn Australia và New Zealand là những địa điểm ưa thích của hàng ngàn du khách Việt Nam và nơi đến lý tưởng cho những người Việt Nam tìm kiếm các cơ hội lao động, học tập, rèn luyện tiếng Anh, trong môi trường an toàn và chất lượng đào tạo cao. Giáo dục đã được xác định như một trong các lĩnh vực của hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và New Zealand. Hạt điều, cà phê, hạt tiêu, cá tra, xoài cát Hòa Lộc, thanh long của Việt Nam đã có mặt tại các siêu thị Australia và New Zealand. Trong khi, táo, lê, nho, thịt bò, thịt cừu, các sản phẩm sữa và rượu vang của hai nước bạn đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên các bữa cơm của các gia đình Việt Nam.
Một kết quả quan trọng của chuyến đi, đó là lãnh đạo hai nước đã nhất trí nâng quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam-Australia và giữa Việt Nam-New Zealand lên một tầm cao mới. Điều đó có ý nghĩa thiết thực đối với quan hệ Đối tác toàn diện, là các thỏa thuận song phương đạt được trong chuyến thăm lần này của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam mang tính cụ thể, thực chất, phù hợp với bản chất chiến lược ngày càng gia tăng của quan hệ giữa các bên. Điều ấy tạo khuôn khổ và nền tảng cho những hoạt động hợp tác lâu dài sẽ không ngừng mở rộng trong tương lai./.
Theo Chinhphu.vn