发布时间:2025-01-11 18:32:37 来源:Betway 作者:Ngoại Hạng Anh
Lợi ích nhóm là “chiến trường không tiếng súng” nhưng nó bào mòn,óalợiíchnhómtrườnghọcmớicódânchủthựcsựluckky88 bót nghẹt triệt tiêu dân chủ thật ghê gớm...
Mục tiêu dân chủ được đặt ra trong nhà trường từ lâu. Khẩu hiệu “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” cho thấy dân chủ được đặt lên trước hết. Dân chủ là nền tảng để đảm bảo sức sống vững bền của một tập thể lao động....
Thế nhưng thời gian qua, càng ngày xuất hiện càng nhiều vụ việc có xu hướng vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc dân chủ trong nhà trường.
Có dân chủ mới có đoàn kết, mới phát huy được sức mạnh tập thể, ngăn ngừa những biểu hiện của bệnh quan liêu, hách dịch, cửa quyền (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Trên diễn đàn giáo dục, nhiều người cho rằng biểu hiện mất dân chủ trong nhà trường là do hiệu trưởng lạm quyền, độc đoán; là do giáo viên sợ trù dập, ngại đấu tranh, ngại va chạm. Đúng là có một phần nguyên nhân như vậy, nhưng còn một nguyên nhân khác, vô hình, lặng lẽ mà có sức “gặm nhấm” ghê gớm nền tảng dân chủ, đó là lợi ích nhóm.
Đã vì lợi ích nhóm thì đừng nói tới dân chủ
Lợi ích nhóm có biểu hiện của bè phái, cục bộ nhưng nó tinh vi, âm ỉ hơn. Vẫn nói nói, cười cười, bằng mặt đấy nhưng không bằng lòng, không bằng lòng nhưng im lặng.
Vì sao giáo viên không lên tiếng trước những tiêu cực, mất dân chủ trong nhà trường? Vì không ai dám ủng hộ mình. Họ sợ? Cũng có, nhưng sâu xa hơn họ còn muốn thỏa hiệp, muốn hùa theo “thế mạnh” - thế “an toàn” nhất.
Đây là điều tệ nhất của giáo viên và cũng là điều đáng sợ nhất của họ. Điều này rất nguy hại, tàn phá kinh khủng tính dân chủ. Theo ý kiến số đông, đó là theo thế mạnh. Theo ý kiến lãnh đạo là thế “an toàn”. Trên ghế cử tọa chỉ có một hiệu trưởng nhưng đằng sau đó là ban bệ, là tay chân của hiệu trưởng, những người “tâm đầu ý hợp” từng được hiệu trưởng đề bạt, cất nhắc.
Trong cuộc họp, có vị hiệu trưởng thường nói: “Ai có ý kiến, xin mời phát biểu! Để tiết kiệm thời gian, ý kiến nào đã phát biểu rồi thì xin đừng lặp lại”. Một vài ý kiến, thậm chí năm bảy ý kiến nhưng riêng lẽ, chẳng ai tán thành, ủng hộ ai, nên rốt cuộc đó là ý kiến cá nhân của cô A, thầy B. Ý kiến nào lý lẽ mạnh lắm thì khi giải trình lãnh đạo nói “xin ghi nhận”, “xin tiếp thu” hoặc hứa sẽ “nghiên cứu” và “trả lời sau”. Nhưng sau đó lãnh đạo có “ghi nhận”, “tiếp thu”, “nghiên cứu”, “trả lời” không mới là vấn đề.
Có những vấn đề lớn được lãnh đạo đem ra biểu quyết hẳn hoi nhưng chưa hẳn đã thực sự dân chủ. Thứ nhất, biểu quyết trong tập thể lãnh đạo. Ban bệ của nhà trường vì đan xen lợi ích nên hầu hết nghiêng theo ý hiệu trưởng.
Thứ hai, biểu quyết cả tập thể kiểu “Ai đồng ý thì giơ tay!”. Hiệu trưởng đứng đối diện nhìn xuống, ai “dám” không đồng ý? Một số người ban đầu định “không đồng ý” nhưng thấy số “đồng ý” quá đông, biết số ấy thế nào cũng thắng nên “đổi ý” giơ tay đồng ý luôn cho xong chuyện, đỡ rắc rối cho mình.
Lợi ích nhóm trong trường học, cụ thể là lợi ích gì ? Đó là danh hiệu thi đua, khen thưởng, đề bạt, giữ quyền lãnh đạo, tăng lương và “an toàn” - tức quyền lợi được bảo vệ, sai sót (nếu có) sẽ được che chở.
Dân chủ thể hiện cao nhất sự tôn trọng con người, khuyến khích mọi người cống hiến, phát huy tinh thần làm chủ tập thể (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Như vậy không chỉ người trong ban bệ mới có lợi ích nhóm, mà người ngoài ban bệ cũng có thể tạo lợi ích nhóm cho mình. Đó là lợi ích của họ với hiệu trưởng, với những người trong ban bệ hoặc những người “đồng minh” của họ. Mối quan hệ tình cảm, thân hữu nhiều khi lấn lướt nguyên tắc, lề lối làm việc. Thì ra vì thế mà đa số giáo viên chọn cho mình “giải pháp an toàn” và vô hình trung họ vào cái “vòng kim cô” lợi ích nhóm. Và khi đã vì lợi ích nhóm thì đừng nói tới dân chủ, công bằng, công tâm, công ích.
"Chủ nghĩa thân hữu"
Anh bạn tôi kể, trường anh ta có một số người chỉ thích chơi với lãnh đạo. Đi uống cà phê, đi nhậu, đi nghỉ mát... họ cũng tới lui với chừng ấy người.
Còn chuyện phát phiếu điều tra, thăm dò tín nhiệm để bổ nhiệm chức vụ ở trường anh thì... vui lắm. Anh làm Trưởng ban Thanh tra nhân dân nên lãnh đạo chỉ định anh làm Trưởng ban kiểm phiếu cho... “khách quan”, nhưng Ban kiểm phiếu của anh chỉ có “quyền” phát phiếu và niêm phong rồi giao cho lãnh đạo, để lãnh đạo... xử lý sau. Và đến cuộc họp sau, lãnh đạo công bố tỷ lệ tín nhiệm của tập thể đối với đồng chí X trên 99.8%!
Tôi hỏi: “Sao anh không phản bác lãnh đạo việc này?”. Anh trả lời: “Tôi định nói trước hội đồng sư phạm nhưng sợ mất mặt hiệu trưởng, nên thôi. Tôi đợi đến cuộc họp chi bộ đầu tháng sau mới có ý kiến trong nội bộ chi bộ cho nó tế nhị, thế mà bị đồng chí bí thư phê bình tôi là thiếu tin tưởng lãnh đạo!”. Tôi hỏi tiếp: “Thế có ai ủng hộ ý kiến anh không?”. Anh mệt mỏi lắc đầu.
Đấy, ai bảo trường học không có dân chủ ? Có chứ, nhưng đôi lúc chỉ là dân chủ hình thức, dân chủ bị lợi ích nhóm trói buộc.
Bây giờ tôi xin nói đến “dân chủ” trong đánh giá, xếp loại thi đua. 90% danh sách là Chi ủy, Ban giám hiệu, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn trường, Tổ trưởng chuyên môn, còn giáo viên bình thường khó lọt tên vào danh sách.
Vì sao? Vì người ta bỏ phiếu theo chức vụ, đánh giá thành tích theo chức vụ. Tất nhiên, ai có chức vụ thì người đó có trách nhiệm, có đầu việc rõ ràng hơn, có trọng trách hơn, “một người lo bằng kho người làm”. Nhưng họ quên rằng, ai có chức vụ thì người đó đã được hưởng chế độ phụ cấp rồi.
Giáo viên bình thường thì phải dạy đủ số tiết, nếu không đủ thì phải kiêm nhiệm, dạy bồi dưỡng, dạy phụ đạo cho đủ. Còn lãnh đạo thì được miễn, giảm số tiết dạy tùy theo vị trí đảm nhiệm. Thế nhưng lãnh đạo thường được ưu tiên và ưu tiên “liên tục”, dù không có đóng góp gì suất sắc, nổi bật. Đó là chưa kể, trong Hội đồng thi đua (tất cả đều là lãnh đạo), nếu có tính lợi ích nhóm, họ sẽ bỏ phiếu cho nhau. Vậy là bình bầu theo số phiếu từ cao đến thấp, và nghiễm nhiên họ có trong tốp đầu, còn giáo viên “quèn”, “mùa quýt” mới tới lượt họ.
Từ “chủ nghĩa thân hữu” sẽ nảy sinh lợi ích nhóm, và lợi ích nhóm “bót nghẹt” dân chủ. Lợi ích nhóm là “chiến trường không tiếng súng” nhưng nó “bào mòn”, triệt tiêu dân chủ thật ghê gớm.
Những biểu hiện mất dân chủ trong trường học như độc đoán, trù đập, quan liêu, bè phái, cậy quyền cậy thế, im lặng thỏa hiệp... đều vì lợi ích nhóm hoặc lấy lợi ích nhóm làm “bức bình phong” che chắn.
Mỗi khi người lãnh đạo công tâm, cơ chế làm việc minh bạch, giáo viên có bản lĩnh, “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, biết đặt quyền lợi tập thể lên trên hết... thì lợi ích nhóm mới được đẩy lùi, khi đó trường học mới có dân chủ thực sự. Điều này nói thì dễ, làm được thì cực khó!
Nhà giáo Lê Xuân Chiến
相关文章
随便看看