Tuyệt đối không tắm khuya,íquyếtgiữấmvàkhỏekhitrờirétdướiđộkqbd melbourne city hoặc tắm quá lâu, hoặc tắm nơi không kín gió vì dễ bị “sốc nhiệt”, có thể gây tử vong...
Không khí lạnh có cường độ mạnh làm các tỉnh phía Bắc tiếp tục giảm thấp, trời rét đậm, xuất hiện rét hại. Vùng núi cao có thể xuống 0 độ C. Nhiệt độ xuống thấp làm trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp, tiêu chảy… Người lớn cũng đối mặt với nhiều bệnh, nhất là các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp...
Sau đây là một số bí kíp giữ ấm và khỏe khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C.
Những bệnh dễ mắc
Các bác sĩ cho rằng, sau khi thời tiết thay đổi 5 – 7 ngày lượng bệnh nhi nhập viện sẽ tăng mạnh, do ảnh hưởng mạnh của thời tiết lạnh. Chủ yếu bị viêm đường hô hấp trên/ dưới, phổi, tiểu phế quản, tiêu chảy do vi-rút và sốt do vi-rút (với trẻ có bệnh hen suyễn, tim bẩm sinh... sẽ mắc nặng hơn) và dễ chuyển nặng. Đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi dễ biến chứng thành viêm tiểu phế quản, khiến trẻ sẽ bị suy hô hấp, tắc nghẽn đường thở gây thiếu oxy... thậm chí có thể tử vong.
Ths.BS Nguyễn Trung Anh - trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Lão khoa T.Ư - các bệnh chủ yếu gia tăng ở người già khi gặp thời tiết lạnh giá thường là huyết áp, tim mạch, xương khớp...
Còn người bình thường khi trời lạnh dưới 10 độ C dễ mắc các bệnh hô hấp, dị ứng thời tiết, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây méo miệng, liệt mặt, đột quị, bệnh tim mạch, tê cóng.
Cần giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài đường. Ảnh minh họa.
Giữ ấm đúng cho trẻ
Việc đề phòng nguy cơ khi thời tiết xuống dưới 10 độ C vô cùng cần thiết. Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng (khoa Nhi, BV Bạch Mai), hãy phòng ngừa để giảm bớt các mối nguy khi trời quá lạnh:
Với trẻ chưa đi học
-Giữ ấm tuyệt đối các vùng lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực. Hạn chế đưa trẻ ra bên ngoài vào sáng sớm và buổi tối.
-Cách bế trẻ đúng là truyền hơi ấm từ cơ thể mẹ sang sẽ giúp bé ấm áp hơn. Hãy ấp bé vào ngực mỗi lần 30 phút và thay đổi liên tục tư thế để da mẹ tiếp xúc với da bé.
-Cho trẻ vui chơi nơi kín gió. Chú ý môi trường thông thoáng đề phòng vi rút gây bệnh hô hấp phát tác.
-Cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ thường xuyên, nhất là ban đêm nếu cần đắp thêm chăn cho trẻ, nhưng không nên quấn quá chặt.
-Hàng ngày nên mát-xa nhẹ nhàng để giữ cơ thể bé luôn ấm áp.
Với trẻ đi học:
-Cần mặc ấm, đi găng, tất đầy đủ, đội mũ trùm tai để trẻ chống lạnh. Dặn cô giáo và trẻ để ý khi nhiệt độ tăng ấm cần cởi bớt dần kẻo mồ hôi ra dễ bị cảm lạnh.
-Cần tránh cho trẻ em mặc quá nhiều quần áo và chở bằng xe máy đi ngoài đường trời lạnh (vì dễ lạnh quá mà tử vong).
-Phòng trẻ cần tránh bị gió lùa, nhưng cần mở cửa trước khi ngủ để lưu thông không khí. Năng quét dọn sạch sẽ.
Nên cho trẻ chủng ngừa cúm (nhất là trẻ bị bệnh suyễn bị cảm, dễ lên cơn và dễ bị cúm và cúm nặng hơn người khác). Tránh tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh hô hấp.
Nên ăn nhiều rau quả giàu vitamin để tăng thêm sức đề kháng.
Bí quyết ấm áp và khỏe mạnh
Càng lạnh cơ thể càng tiêu thụ nhiều năng lượng hơn để đối phó với cái lạnh. Cơ thể chịu lạnh tốt hơn nếu được cung cấp thức ăn, nước uống cân bằng. Do đó cần giữ ấm và ăn uống giàu dinh dưỡng đúng cách.
Các chuyên gia khuyên:
Ăn uống:
Nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây để nâng cao sức đề kháng. Các gia vị như hành, tỏi, gừng, quế… giúp giữ ấm rất tốt, còn giúp cơ thể giải cảm, ấm bụng, kích thích tiêu hóa. Ăn uống ưu tiên các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng.
-Trước khi đi ngủ, hoặc sau khi ngủ dậy nên uống sữa ấm, hoặc mật ong để tốt cho đường hô hấp, và giữ cho thân nhiệt luôn ấm áp (nhất là trẻ em, người già).
Vệ sinh cá nhân:
Không phải tắm hàng ngày. Trẻ em chỉ cần lau người, rửa chân tay mặt mũi sạch bằng nước ấm trong phòng kín gió, có thiết bị sưởi và ủ ấm ngay để không bị nhiễm lạnh. Nếu tắm gội cần dùng nước ấm.
Giữ ấm cơ thể:
Hãy chú ý giữ ấm những bộ phận dễ bị lạnh như cổ, tai, mũi, tay, chân, lưng… Nếu đi xe máy cần mặc ấm hơn bình thường. Quần áo mặc từ mỏng đến dày và nên dài qua mông để không bị lạnh bụng. Đi ra ngoài cần mặc áo khoác chất liệu chắn gió, đeo khẩu trang.
-Tránh tiếp xúc đột ngột với lạnh. Khi đi từ trong nhà ra ngoài, hãy mở cửa từ từ để cơ thể thích nghi dần. Tuyệt đối không lao ngay ra ngoài vì dễ “sốc nhiệt”.
-Tập thể thao thường xuyên giúp làm ấm cơ thể, có sức khỏe tốt hơn, phòng chống lại bệnh tật nói chung và 'sốc nhiệt' nói riêng.
Khuyến cáo:
-Tuyệt đối không đốt than củi, than tổ ong, lá cây trong phòng kín để sưởi, vì đã có nhiều trường hợp bị hôn mê, tổn thương não.
-Hạn chế ăn các món lạnh, đồ ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể bị lạnh.
-Giữ ấm giường ngủ của trẻ bằng đồ sưởi ấm, miếng dán nóng, túi sưởi (nhưng phải đảm bảo an toàn khi trẻ nằm ngủ).
-Tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời lạnh, bởi rượu làm nở các mạch máu cứ tưởng ấm, nhưng thực sự còn làm giảm thân nhiệt bởi nó hút nhiệt từ các cơ quan khác trong cơ thể.
-Tuyệt đối không tắm khuya, hoặc tắm quá lâu, hoặc tắm nơi không kín gió vì dễ bị “sốc nhiệt”, có thể gây tử vong. Cũng không nên tắm và gội cùng lúc tránh nguy hiểm cho sức khỏe.
-Đi ngoài trời về, hoặc tắm xong cần sưởi và làm ấm cơ thể ngay – đó là cách đơn giản, hiệu quả nhất để ngừa hạ thân nhiệt, tê cóng, cảm lạnh.
-Người đã phẫu thuật tim nên tránh tất cả các hoạt động ngoài trời khi nhiệt độ xuống quá thấp, hoặc gió quá lạnh.