Người dân,ườidânhưởnglợitừdịchvụcôngtrựctuyếseoul – gwangju doanh nghiệp phấn khởi
Trong mấy ngày qua, tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, người dân, DN đã được đội hình thanh niên tình nguyện và cán bộ, công chức (CBCC) hướng dẫn DVCTT, tạo tài khoản để thực hiện hồ sơ trên Cổng dịch vụ công của tỉnh. Bà Nguyễn Hồng Thắm, ngụ phường Thuận Giao, TP.Thuận An, cho biết sau khi đến làm thủ tục hành chính (TTHC), bà đã được nhân viên hướng dẫn và tạo tài khoản thành công. Từ đó, bà đã có thể thực hiện TTHC cấp phiếu lý lịch tư pháp thành công.
Sau ngày 1-1, nhiều người dân, DN đến Trung tâm Hành chính công tỉnh làm TTHC và được CBCC của các sở tư vấn, hướng dẫn nhanh chóng hồ sơ gửi qua môi trường mạng. Ông Trần Tuấn Anh, người chuyên làm các TTHC cho các chuyên gia thuộc một công ty ở Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 1 cho hay, sau khi có tài khoản, ông đã thực hiện rút ngắn được nhiều thao tác, rất tiện ích, giảm chi phí và thời gian đi lại. Ông Anh cho hay: “Các sản phẩm, tiện ích phục vụ DVCTT mức độ 3, mức độ 4 của tỉnh được đưa lên môi trường mạng đã tạo nhiều tiện ích, giúp người dân, DN thực hiện TTHC trên môi trường mạng, đây là một xu thế tất yếu của thời đại”.
Người dân, tổ chức được hướng dẫn tạo tài khoản, nộp hồ sơ trực tuyến tại Trung tâm Hành chính công tỉnh
Theo ghi nhận, để chuẩn bị lực lượng sẵn sàng hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tuyến, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Sở Tư pháp, Tỉnh đoàn, Trung tâm Hành chính công tỉnh, bộ phận kiểm soát TTHC của tỉnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho hơn 600 CBCC, lực lượng tình nguyện viên và tổng đài viên 1022; đồng thời tập huấn hướng dẫn cho hơn 30 giáo viên phụ trách công nghệ thông tin tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh, nhằm truyền đạt cho học sinh về nội dung, ý nghĩa, phương thức thực hiện, thao tác các bước sử dụng DVCTT mức độ 3, mức độ 4. Các nội dung tập huấn bao quát hầu hết các chức năng, tiện ích đã triển khai, như đăng ký tài khoản, ký số và thanh toán điện tử, chứng thực điện tử…
Tập trung tuyên truyền
Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết tính đến tháng 12-2021, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai 1.914 TTHC, trong đó cấp tỉnh có 1.529 TTHC, cấp huyện có 258 TTHC, cấp xã có 127 TTHC. Hiện 1.169 TTHC đủ điều kiện thực hiện DVCTT mức độ 3, mức độ 4 và 551 TTHC không phát sinh hồ sơ trong 3 năm gần đây; 100% DVCTT có biểu mẫu điện tử (e-Form) tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia xếp tốp đầu cả nước. Song song đó, dịch vụ chứng thực điện tử đã được triển khai tại cấp huyện, cấp xã và các phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp để người dân, DN có thể sử dụng bản sao thực hiện các DVCTT nhằm dần loại bỏ được tình trạng phải nộp bản sao chứng thực hoặc phải xuất trình bản chính để xác minh hồ sơ khi thực hiện TTHC.
Để chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc triển khai thực hiện 100% DVCTT mức độ 3, mức độ 4 áp dụng trên địa bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã phối hợp với các đơn vị phát triển phần mềm rà soát nâng cấp các chức năng phần mềm, tính năng ký số và thanh toán điện tử nhằm tạo điều kiện cho người dân, DN dễ dàng sử dụng. Sở Thông tin và Truyền thông xác định việc tham gia của người dân và DN trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử là một trong những yếu tố quyết định thành công công cuộc cải cách hành chính. Sở sẽ tăng cường phối hợp với Báo Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, Cổng thông tin điện tử, các Đài Truyền thanh huyện, xã để đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng DVCTT; đồng thời phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo để triển khai phương án tuyên truyền trong lực lượng học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh, cùng nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, được thực hiện qua các kênh trang Fanpage Zalo, Facebook…
Ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng việc công bố danh mục DVCTT và triển khai thực hiện 100% DVCTT mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn tỉnh đã đánh dấu những bước đi đầu tiên trong quá trình hiện đại hóa nền hành chính của tỉnh Bình Dương. Ông đề nghị các cấp, các ngành, nhân dân và cộng đồng DN trong tỉnh nỗ lực, chung tay thực hiện hiệu quả công cuộc cải cách hành chính; đồng thời quán triệt và thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm như nâng cao nhận thức về DVCTT; việc áp dụng DVCTT sẽ giúp cơ quan, đơn vị giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện và khoa học hơn. Qua đó, người dân, DN tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện các TTHC, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ nhũng nhiễu, quan liêu, gây phiền hà cho người dân, DN. Các sở, ngành, địa phương, đặc biệt là các cơ quan báo chí trong tỉnh tập trung thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân và DN tham gia sử dụng DVCTT và các tiện ích được cung cấp; thực hiện tốt công tác truyền thông về danh mục TTHC tỉnh đã triển khai trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để người dân, tổ chức biết và thực hiện.
Tính đến tháng 12-2021, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai 1.914 TTHC, trong đó cấp tỉnh có 1.529 TTHC, cấp huyện có 258 TTHC, cấp xã có 127 TTHC. Hiện 1.169 TTHC đủ điều kiện thực hiện DVCTT mức độ 3, mức độ 4 và 551 TTHC không phát sinh hồ sơ trong 3 năm gần đây; 100% DVCTT có biểu mẫu điện tử (e-Form) tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia xếp tốp đầu cả nước. Song song đó, dịch vụ chứng thực điện tử đã được triển khai tại cấp huyện, cấp xã và các Phòng Công chứng thuộc Sở Tư pháp để người dân, DN có thể sử dụng bản sao thực hiện các DVCTT nhằm dần loại bỏ được tình trạng phải nộp bản sao chứng thực hoặc phải xuất trình bản chính để xác minh hồ sơ khi thực hiện TTHC.