Vào tháng 10/2021,àgánhnặngtỷđôcủkèo uae Mark Zuckerberg đã đổi tên Facebook thành Meta. Động thái này đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của công ty, từ một nền tảng truyền thông xã hội sang lĩnh vực hoàn toàn mới là metaverse (vũ trụ ảo).
"Vào thời điểm đó, Facebook thực sự có nhu cầu và mong muốn thay đổi thương hiệu thành một thứ gì đó khác biệt. Facebook muốn nói rằng họ không chỉ là một nền tảng mạng xã hội", Leo Gebbie, chuyên gia phân tích kiêm giám đốc tại CCS Insight, cho biết.
Theo CNBC, Mark Zuckerberg đã ấp ủ tham vọng về siêu vũ trụ ảo từ năm 2014 khi Facebook mua lại công ty phát triển kính thực tế ảo Oculus và ra mắt Reality Labs. Bảy năm sau, doanh thu của ngành công nghiệp trò chơi điện tử đã đạt mức 193 tỷ USD.
Cùng với đó, đây cũng là thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19, người dân trên toàn thế giới gần như đều phải ở trong nhà để thực hiện giãn cách xã hội. Meta đã nhìn thấy cơ hội để tận dụng lượng người dùng trực tuyến đông đảo và làn sóng thực tế ảo ngày càng tăng.
Tháng 12/2021, Horizon Worlds đã được giới thiệu tại Mỹ, đánh dấu sự gia nhập của Meta vào không gian thực tế ảo thế giới mở. Thời điểm đó, Meta đặt mục tiêu đạt 500.000 người dùng hoạt động hàng tháng trên Horizon Worlds vào cuối năm.
Chưa dừng lại ở đó, công ty còn có tham vọng lớn hơn về dài hạn. Tháng 6/2022, Zuckerberg nói rằng công ty mong đợi một tỷ người dùng vào cuối thập kỷ này. Đồng thời, mỗi người dùng sẽ thực hiện "hàng trăm USD thương mại điện tử".
Tuy nhiên, trang CNBC nhận định công ty còn một chặng đường rất dài phía trước. Một báo cáo từ Wall Street Journalcho biết trong năm 2022, Horizon Worlds chỉ đạt khoảng 200.000 người dùng hoạt động hàng tháng sau một năm ra mắt.
Đến nay, thuật ngữ metaverse thậm chí đã gần như biến mất trong các cuộc trò chuyện. Thống kê từ Google Trends đã ghi nhận sự sụt giảm mạnh trong các tìm kiếm về thuật ngữ này sau năm 2022.
Tệ hơn, bộ phận Reality Labs liên tục ghi nhận khoản lỗ hàng tỷ USD trong mỗi quý hoạt động. Trang CNBCcho biết kể từ cuối năm 2020, bộ phận Reality Labs đã khiến cho gã khổng lồ truyền thông mạng xã hội lỗ tổng cộng hơn 50 tỷ USD. Tuy vậy, công ty vẫn khẳng định rằng họ chưa từ bỏ giấc mơ về metaverse.
Nicola Mendelsohn, người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của Meta, cho biết sẽ mất ít nhất một thập kỷ để công ty có thể hiện thực hóa hoàn toàn tầm nhìn của mình. Meta đang đầu tư vào AI và công nghệ phần cứng để thúc đẩy metaverse.
"Chúng tôi đã trải qua một hành trình dài với các công việc tại Reality Labs cũng như các khoản đầu tư vào AI", Mendelsohn chia sẻ.
Trong quá khứ, Mark Zuckerberg từng gọi metaverse là "bước tiến quan trọng tiếp theo" của công ty. Vũ trụ ảo được hình dung là một thế giới kỹ thuật số, nơi mà người dùng có thể sử dụng để gia tăng hiệu quả công việc cũng như giải trí.
Đến nay, hoạt động kinh doanh quảng cáo vẫn chiếm phần lớn doanh thu của công ty. Thậm chí, gã khổng lồ này đã liên tục phải sa thải nhân viên và tái cấu trúc sau những nỗ lực không thành khi đẩy mạnh hoạt động metaverse.
(责任编辑:Cúp C2)
Học sinh chuyên Bắc Ninh phá kỷ lục điểm thủ khoa tư duy đợt 1 Bách khoa
Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc của vợ mẫu Tây và Bùi Tiến Dũng
Vở xiếc 'Chúa tể rừng xanh' hạn chế sử dụng động vật hoang dã
Có gì thực sự 'miễn phí' không?
Bắt đối tượng thứ 2 trong vụ lừa chạy án để chiếm đoạt tiền tại Đắk Nông
Giám sát tự động để phát hiện các tên miền vi phạm
Kỳ thi THPT quốc gia: Trường ĐH Thủy lợi huy động 100 giảng viên 'soi' bài thi đã chấm
Thế giới 24h: Đe dọa bất ngờ của Triều Tiên
Hoa hậu Di Khả Hân tái xuất quyến rũ trên sàn diễn
Nhận định, soi kèo Al Shabab vs Al Khaburah, 22h30 ngày 24/1: Bỏ xa đối thủ
Twitter kiện Musk, quyết hoàn thành thương vụ 44 tỷ USD