Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Đà Nẵng đưa ra tại phiên họp thứ nhất Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia vừa diễn ra.
TheĐàNẵngtậptrungnguồnlựcchochuyểnđổisốvàđôthịthôkèo bóng đá hôm nay trực tiếpo chia sẻ từ lãnh đạo UBND Đà Nẵng, Thành phố đã xác định 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trọng tâm vào phát triển công nghiệp công nghệ cao, CNTT gắn với xây dựng đô thị khởi nghiệp sáng tạo, thành phố thông minh; tạo nền tảng thúc đẩy phát triển ngành, lĩnh vực mới nhất là kinh tế số, xã hội số và Chính quyền số.
Đà Nẵng đặt mục tiêu 2030 sẽ hoàn thành đô thị thông minh. Ảnh minh họa |
Với quan điểm chuyển đổi số là động lực, cơ hội để tạo ra đột phá trong phát triển, Đà Nẵng đã có Nghị quyết trong đó đặt mục tiêu cao nhất là đến năm 2030 hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị trong nước cũng như khu vực.
Theo đó, thành phố đã ban hành Đề án chuyển đổi số trong đó xác định 67 chỉ tiêu với 125 nhiệm vụ, giải pháp. Đà Nẵng dự kiến dành 2% nguồn lực chi cho xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số.
Cũng trong đề xuất chính sách được nêu ra tại Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2022, Bộ TT&TT đề xuất ngân sách trung ương, ngân sách địa phương dành tỷ lệ chi cho chuyển đổi số ở mức 1% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm. Nếu muốn đẩy nhanh chuyển đổi số, nhất là những năm đầu này cần làm ngay các nền tảng, có thể chi 2%.
Thực tế, tỷ lệ chi cho chuyển đổi số trung bình thế giới vào khoảng 2-3% tổng chi ngân sách nhà nước. Ở một số nước như Singapore, tỷ lệ này có thể lên đến 4-5%. Trong đó cần dành ít nhất 10% mức chi cho chuyển đổi số để chi cho các hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Theo đó, các bộ, ngành, địa phương rà soát kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 để đăng ký bổ sung các nhiệm vụ và kinh phí thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số, đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 theo Kế hoạch được Ủy ban Quốc gia phê duyệt.
Thuận lợi trong chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh ở Đà Nẵng là tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động đứng đầu toàn quốc với 276 máy/100 dân, 99,8% hộ gia đình có kết nối Internet và 99,4% người dân tiếp cận, sử dụng Internet và nguồn lực cộng đồng doanh nghiệp số tại thành phố dồi dào.
Trong quá trình chuyển đổi số thời gian qua, Đà Nẵng cũng đã có một số kết quả đáng ghi nhận với gần 100% thủ tục hành chính đã triển khai ở mức 3, 4, trong đó hơn 90% ở mức 4. Ứng dụng công nghệ dữ liệu trong công tác phòng chống dịch cũng được triển khai và phát huy hiệu quả.
Để tiếp tục triển khai hiệu quả hơn, lãnh đạo Đà Nẵng cũng kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành trung ương sớm hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tài nguyên môi trường…. và kết nối, chia sẻ đầy đủ cho các địa phương khai thác có hiệu quả.
Đồng thời, có cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng để sớm đạt mục tiêu mỗi người dân một điện thoại smartphone. Đây sẽ là những nền tảng vững chắc cho chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh.
Duy Vũ
Theo đề xuất, hai Bộ Xây dựng và TT&TT sẽ phối hợp triển khai rà soát quy hoạch các đô thị dự kiến triển khai đô thị thông minh, đảm bảo việc triển khai đô thị thông minh có đầy đủ cơ sở pháp lý ngay từ khi lập quy hoạch.