搜索

Sửa đổi Luật dân sự để bảo đảm tốt hơn quyền con người_ltdbd hom nay

发表于 2025-01-25 17:47:22 来源:Betway

Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang Trương Thái Hiền phát biểu tại tổ. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Sáng 13-11,ửađổiLuậtdânsựđểbảođảmtốthơnquyềnconngườltdbd hom nay các đại biểu Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) có tổng số 710 điều, được bố cục thành 6 phần, 29 chương. So với Bộ luật dân sự năm 2005, dự thảo Bộ luật lần này giữ nguyên 265 điều, sửa đổi 298 điều, bổ sung 174 điều, bãi bỏ 147 điều.

Bộ luật dân sự quy định về những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các quan hệ khác hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ.

Bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực đời sống dân sự

Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với sự cần thiết phải sửa đổi cơ bản, toàn diện Bộ luật dân sự; dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật dân sự hiện hành.

Nhiều đại biểu đánh giá dự thảo Bộ luật dân sự đã thể chế hóa và tăng cường các biện pháp để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống dân sự, cũng như những tư tưởng, nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng giữa các chủ thể thuộc mọi hình thức sở hữu và thành phần kinh tế đã được ghi nhận trong trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và đặc biệt là trong Hiến pháp năm 2013.

Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung các quy định còn bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành để bảo đảm Bộ luật dân sự thực sự phát huy được ba vai trò cơ bản: Tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của các các cá nhân, pháp nhân, đặc biệt là trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của bên yếu thế, bên thiện chí trong quan hệ dân sự; hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của cơ quan công quyền vào việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự.

Dự luật tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội, bảo đảm sự thông thoáng, ổn định trong giao lưu dân sự, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; là công cụ pháp lý hữu hiệu để thúc đẩy sự hình thành và phát triển các thiết chế dân chủ trong xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

Một số ý kiến đại biểu nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc, tồn tại, đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội mà điều quan trọng hơn là phải phản ánh, bảo vệ và phát huy được giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng Bộ luật dân sự trở thành luật chung của hệ thống pháp luật liên quan đến các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, góp phần bảo đảm tính ổn định, bền vững của các quan hệ xã hội trên cơ sở kế thừa, phát triển pháp luật dân sự Việt Nam.

Là một bộ luật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống người dân, một số ý kiến đề nghị Cơ quan soạn thảo rà soát kỹ các quy định để bảo đảm phù hợp với Cương lĩnh và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với Hiến pháp và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; sự tương thích giữa các quy định trong Bộ luật với đặc điểm về văn hóa, địa lý, phong tục, tập quán ở nước ta; dự báo khả năng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Việc sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ một quy định nào của Bộ luật hiện hành cũng cần được cân nhắc thận trọng và thuyết minh cụ thể lý do của việc sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ, làm cơ sở cho Quốc hội xem xét, quyết định.

Quy định rõ về hình thức sở hữu

Qua thảo luận nhiều ý kiến đại biểu đề nghị vấn đề hình thức sở hữu cần được làm rõ hơn trong dự thảo Bộ luật. Các đại biểu Trần Xuân Hùng (Hà Nam), Phùng Quốc Hiển (Yên Bái) và một số ý kiến cho rằng để cụ thể hóa và để bảo đảm sự thống nhất với nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về sở hữu toàn dân thì Bộ luật dân sự cần quy định ba hình thức sở hữu, bao gồm sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung.

Các đại biểu phân tích việc phân loại này bảo đảm tính thống nhất với nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với nguyên tắc xác định hình thức sở hữu. Theo đó, khi xác định hình thức sở hữu thì cần phải căn cứ vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản chứ không phải căn cứ vào yếu tố ai là chủ thể cụ thể của quyền sở hữu như quy định hiện hành.

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý các tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do đó, có thể xác định Nhà nước chính là chủ thể có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản này. Vì vậy, trên cơ sở sở hữu toàn dân, Bộ luật dân sự cần ghi nhận cụ thể vai trò của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản công.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Đinh Nhã ( Thừa Thiên-Huế) có quan điểm khác cho rằng, Bộ luật dân sự chỉ nên quy định hai hình thức sở hữu trong giao lưu dân sự là sở hữu riêng và sở hữu chung.

Theo đại biểu, sở hữu toàn dân cũng là một hình thức của sở hữu chung và việc quy định hai hình thức trong dự thảo luật sẽ dễ dàng hơn trong xử lý về pháp lý.

Sở hữu riêng là sở hữu của một chủ thể, bao gồm cá nhân, pháp nhân; sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với một tài sản; sở hữu toàn dân thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Theo đó việc quy định sở hữu toàn dân thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý là để phù hợp với nội dung, tinh thần của Hiến pháp là tài sản công thuộc sở hữu của toàn dân, đồng thời tạo chế độ pháp lý cụ thể để Nhà nước thực hiện vai trò của mình trong đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý tài sản công.

Cần sửa đổi các quy định về phân loại pháp nhân

Thảo luận về các loại pháp nhân, dự thảo Bộ luật quy định hai loại pháp nhân cơ bản là pháp nhân thương mại là pháp nhân hoạt động vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; pháp nhân phi thương mại là pháp nhân hoạt động không vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và không phân chia lợi nhuận cho các thành viên.

Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với việc sửa đổi các quy định về phân loại pháp nhân, bởi vì việc phân loại pháp nhân theo hình thức liệt kê các chủ thể như Bộ luật dân sự hiện hành vừa không bảo đảm tính khái quát, vừa khó bảo đảm sự ổn định.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa-Vũng Tàu) đề nghị xem xét quy định tên gọi về pháp nhân. Theo đại biểu thế nào là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại, trong dự thảo luật không có nội dung nào giải thích rõ điều này.

Đại biểu cho rằng nếu đáp ứng bốn điều kiện gồm được thành lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có con dấu, có tài sản riêng, chịu tách nhiệm về tài sản của mình, tham gia quan hệ dân sự một cách độc lập thì đó gọi là pháp nhân và bình đẳng trong quan hệ dân sự.

Đại biểu Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận) băn khoăn trong dự thảo quy định hai loại pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại, vậy những pháp nhân khác như pháp nhân công quyền sẽ thuộc loại nào?

Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) phải có phương án tối ưu nhất để xác định được tư cách pháp nhân.

Nhiều ý kiến cũng tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc lấy ý kiến nhân dân đối với Bộ luật này. Theo đó sau khi Quốc hội cho ý kiến về dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội giao Chính phủ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 3/2015.

Trên cơ sở kết quả tổng hợp ý kiến nhân dân, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án phối hợp với các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức liên quan tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Bộ luật, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.

Tại phiên thảo luận, các ý kiến thảo luận tập trung vào các nội dung phạm vi điều chỉnh và bố cục dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi); những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; về tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự; bảo vệ người thứ ba gay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu; thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu; việc sửa dụng thuật ngữ “hành vi pháp lý dân sự” thay cho thuật ngữ “giao dịch dân sự” (Điều 131), “vật quyền” và “trái quyền...

Theo Chương trình, chiều nay, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và dự án Luật thú y./. 

Theo Vietnam+

随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Sửa đổi Luật dân sự để bảo đảm tốt hơn quyền con người_ltdbd hom nay,Betway   sitemap

回顶部