10 cuốn sách thuộc đa dạng các thể loại từ tiểu thuyết,ốnsáchhaynhấtnămtheobìnhchọncủket qua bong da fa cup hồi ký đến tư liệu lịch sử và phong phú chủ đề từ Holocaust, chuyển giới đến tâm lý phụ nữ... được chọn lựa và giới thiệu đến độc giả.
All Fours(tạm dịch: Thảy cả bốn) là tiểu thuyết thứ hai của Miranda July, kể về một nữ nghệ sĩ đã lập gia đình và có con. Chuyến đi phượt một mình xuyên nước Mỹ của cô chệch hướng khi cô dừng chân tại một quán trọ gần nhà. Ở đây, cô ngoại tình với một nhân viên cho thuê xe trẻ tuổi.
Cuốn sách đã gây xôn xao trong văn giới năm nay, được gọi là “đề tài trong mọi nhóm chat - ít nhất là các nhóm chat của phụ nữ ngoài 40” và “tiểu thuyết tầm cỡ đầu tiên về giai đoạn tiền mãn kinh”.
Bằng cách miêu tả tình dục thẳng thắn và lối hài hước độc đáo, tác giả đặt ra câu hỏi phổ quát nhất: Bạn sẵn sàng đánh đổi điều gì để thay đổi cuộc đời mình?
Good Material(tạm dịch: Tố chất tốt) của Dolly Alderton là tiểu thuyết sinh động và dí dỏm về một diễn viên hài 35 tuổi ở London đang phải chật vật bình tâm sau khi chia tay chưa bao lâu thì hầu hết bạn bè của anh dường như đều yên bề gia thất. Những đoạn đối thoại sắc sảo, những buổi hẹn hò đầu tiên đầy lúng túng, hành trình tìm mái ấm mới khó quên. Cùng với đó là sự phá vỡ các khuôn mẫu giới tính sáo mòn, cốt truyện hôn nhân truyền thống và cái kết “hạnh phúc mãi mãi” nhàm chán.
Alderton không chỉ khẳng định vị thế của mình như một Nora Ephron (nhà báo, nhà văn, nhà làm phim người Mỹ) thời hiện đại, mà còn ghi dấu ấn cá nhân với thể loại hài lãng mạn kinh điển. Trong Good Material, không có nhân vật phụ mờ nhạt; mà mọi nhân vật đều tỏa sáng. Cuốn sách ẩn chứa một thông điệp sâu sắc hơn, hé lộ qua một nút thắt bất ngờ, về sự độc lập, phiêu lưu và hành trình tự vạch ra con đường riêng cho chính mình.
Làm mới một tác phẩm kinh điển của kho tàng văn học Mỹ đòi hỏi rất nhiều tham vọng, kỹ năng và tầm nhìn, nhưng Percival Everett chứng minh ông sở hữu tất cả những phẩm chất đó trong James. Tiểu thuyết này là một sự cải biên táo bạo Huckleberry Finncủa Mark Twain, kể lại câu chuyện qua góc nhìn không phải của Huck mà của người đàn ông bị bắt làm nô lệ đồng hành cùng Huck trên dòng sông Mississippi: Jim (hay, như ông đính chính, James).
Qua con mắt của James, chúng ta thấy ông không chỉ là một nhân vật phụ, mà là một người suy tư, một nhà văn, người phải vờ ứng xử như thể mình không biết chữ đồng thời tuyệt vọng đấu tranh giành tự do. Tiểu thuyết của Everett đã ghi ba bàn liên tiếp trên sân văn học: nêu bật những kinh hoàng trong lịch sử Mỹ, tăng thêm chiều kích cho một tác phẩm kinh điển của văn chương Mỹ, đồng thời tỏa sáng như một tác phẩm độc đáo, tinh tế bằng hào quang của riêng mình.
Martyr!(tạm dịch: Tuẫn đạo!) là tiểu thuyết đầu tay của Cyrus Shams, vốn là một nhà thơ. Câu chuyện xoay quanh một nhà thơ trẻ người Mỹ gốc Iran, một người nghiện ma túy đang trong quá trình hồi phục - chìm đắm trong muộn phiền sau khi tốt nghiệp đại học tại một thị trấn hư cấu ở miền Trung Tây nước Mỹ. Anh làm những công việc nhàm chán bế tắc, hời hợt tham gia các buổi họp của hội cai nghiện rượu tự nguyện, tiếc thương cha mẹ đã qua đời và mơ tưởng về cái chết của chính mình.
Cyrus lạc lối và buồn bã, nhưng Martyr!thì hoàn toàn ngược lại. Khi Cyrus gần khám phá ra bí mật quá khứ gia đình, Akbar biến hành trình tìm kiếm ý nghĩa của nhân vật chính - bao gồm một chuyến đi đến New York và một cuộc gặp gỡ hé lộ nhiều điều tại Bảo tàng Brooklyn - thành lời khẳng định cuộc sống đáng nhớ, ngập tràn vẻ đẹp sáng tạo, những nhân vật sống động và những nút thắt đầy bất ngờ.
You Dreamed of Empires(tạm dịch: Mộng đế chế xưa) là tiểu thuyết lịch sử của Álvaro Enrigue, bản tiếng Anh do Natasha Wimmer dịch.
Lịch sử từ lâu đã là chủ đề quen thuộc trong sáng tác của Enrigue. Trong tiểu thuyết mới nhất này, ông đưa độc giả đến Tenochtitlan thế kỷ 16, nơi ngày nay là thành phố Mexico. Phó vương Tân Tây Ban Nha Hernán Cortés và các quần thần của mình đến cung điện của Moctezuma để tham dự một cuộc gặp ngoại giao - căng thẳng song cũng điểm xuyết hài hước - giữa hai nền văn hóa và đế chế.
Trong câu chuyện này, người dân của Moctezuma mới là bên chiếm thế thượng phong, dù vị hoàng đế thường xuyên rơi vào mộng mị ảo giác và đối mặt với các mối đe dọa từ chính nội bộ vương quốc mình. Ở đây, cảnh tàn sát được miêu tả một cách táo bạo đến ma quái, còn sự hài hước thì dày đặc và khô khốc.
Cold Crematorium(tạm dịch: Lò hỏa táng lạnh) là hồi ký của nhà văn người Hungary József Debreczeni; bản dịch tiếng Anh do Paul Olchváry thực hiện.
Năm 39 tuổi, Debreczeni bị trục xuất khỏi quê hương Hungary đến nơi ông gọi là “Xứ sở Auschwitz”. Trải nghiệm này về sau được ông thuật lại trong một cuốn sách khó lòng xếp vào bất kỳ thể loại nào. Xuất bản lần đầu năm 1950, Cold Crematoriumlà kiệt tác đầy ắp những quan sát lãnh đạm và trực diện. Trên toa tàu chở gia súc, ông nhận thấy người đồng hành vẫn giữ thói quen nghiện thuốc lá nặng; khi vừa đến Auschwitz, ông gặp lại người chơi piano dở tệ ở quán bar mà ông từng tránh lui tới nơi quê nhà.
Đây không chỉ là bút pháp hài hóa cửa tử (gallows humour), mà còn là cuộc đấu tranh bền bỉ để giữ lấy nhân tính và gọn ghẽ xếp đặt điều không tưởng vào bối cảnh quen thuộc. Đừng tìm kiếm nơi đây những lời an ủi - Debreczeni đã chứng kiến và thuật lại những mặt tốt đẹp nhất lẫn những mặt tồi tệ nhất của loài người, để độc giả toàn quyền quyết định phải làm gì.
Everyone Who Is Gone Is Here(tạm dịch: Ai rời xa đều vẫn còn nơi đây) là tác phẩm của Jonathan Blitzer - một cây bút của The New Yorker. Anh đưa ra phân tích thức thời về hiện trạng tại biên giới phía nam nước Mỹ, cho rằng chính sách của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh là tác nhân dẫn đến tình trạng giật tít câu view, các trại giam giữ và trẻ vị thành niên không có người kèm cặp ngày nay.
Lối trần thuật đa chiều của anh luân chuyển giữa các cuộc nổi dậy ở Trung Mỹ - nguồn gốc của làn sóng người tị nạn đến Mỹ - và những đổi thay chính sách thường thiếu nhất quán, càng khiến hậu quả thêm trầm trọng. Người đọc sẽ gặp các chính trị gia thực dụng theo khuôn khổ đạo đức, một nhà hoạt động không biết mỏi mệt chuyển từ El Salvador đến Chicago, và các thanh thiếu niên Los Angeles bị cuốn vào vòng xoáy băng đảng.
Không điều gì trong số đó là đơn giản; mọi chuyện đều phải trả giá đắt. Blitzer xử lý chủ đề rộng lớn này một cách đầy tự tin và tinh tế, luôn nhấn mạnh yếu tố con người đằng sau cuộc khủng hoảng toàn cầu.
I Heard Her Call My Name(tạm dịch: Tôi đã nghe cô ấy gọi tên mình) là hồi ký của Lucy Sante - nhà phê bình văn học và văn hóa kỳ cựu đã công khai là người chuyển giới vào năm 2021 ở tuổi 66.
Trong email gửi người thân, bà nghẹn ngào nói về vỡ lẽ đau đớn rằng “cuộc sống song song” của mình đã trôi qua mà bà không kịp hay biết. Cuộc sống ấy do một ứng dụng “hoán đổi giới tính” phác họa, cho bà thấy hình ảnh của mình khi là một cô gái, rồi một người phụ nữ, ở các giai đoạn khác nhau trong đời.
“Năm mươi năm sống dưới vỏ bọc mà tôi sẽ không bao giờ lấy lại được”. Sante hồi tưởng về tuổi thơ là “con một của những người nhập cư cô lập”, về những năm tháng thanh niên sống ở New York thập niên 1970. Về sự nghiệp tìm kiếm sự thật qua con chữ trong khi che giấu sự thật quan trọng về bản thân. Sante đã dũng cảm thuật lại cuộc chuyển mình cả nội tại lẫn vẻ ngoài, cũng là hành trình tìm về mái ấm của tâm hồn mình.
Reaganlà tiểu sử trang nhã về vị tổng thống thứ 40 của nước Mỹ, nổi bật nhờ sự am hiểu sâu sắc và phong cách viết linh hoạt của nhà sử học và nhà phân tích chính sách đối ngoại Max Boot.
Suốt thời niên thiếu, Ronald Reagan là thần tượng trong lòng Boot. Tuy nhiên, sau một thập kỷ phỏng vấn và nghiên cứu, ông bắt đầu tự hỏi người hùng một thời của mình liệu có phải chính là người đã mở đường cho Donald Trump (việc vị tổng thống này vươn lên nắm quyền đã khiến Boot từ bỏ phe bảo thủ).
Cuốn sách lần theo những cột mốc, cho thấy hành trình Reagan từ một người ủng hộ Chính sách Kinh tế Mới trở thành một ngườichuyên dùng ngôn từ ám chỉ phân biệt chủng tộc, trước khi hóa thân thành vị chính khách lạc quan, biểu tượng của nước Mỹ. “Không hề phóng đại khi nói rằng không thể hiểu rõ chuyện đã xảy ra với nước Mỹ trong thế kỷ 20 nếu trước tiên không hiểu điều đã xảy ra với Ronald Reagan”, Boot viết.
Trong cuốn sách lịch sử xuất sắc The Wide Wide Sea(tạm dịch: Trùng dương), Hampton Sides tái hiện hành trình vòng quanh thế giới thứ ba và cũng là cuối cùng của sĩ quan hải quân Anh thế kỷ 18 James Cook.
Tác phẩm mang đến bức tranh sống động và cuốn hút, kết hợp giữa nhiều thế hệ nghiên cứu học thuật trải dài nhiều thế hệ, ghi chép trực tiếp từ những thủy thủ châu Âu, và những câu chuyện truyền miệng của người bản địa trên các đảo Thái Bình Dương. Câu chuyện bắt đầu ở Anh vào giai đoạn tàn dư cuối cùng của Thời kỳ Khai sáng đang lụi tàn, khi sự tò mò và đồng cảm nhường chỗ cho tham vọng đế quốc và lương tâm sốt sắng.
Xen lẫn giữa những phiêu lưu trên đại dương, những khắc họa sâu sắc về văn hóa Polynesia, những khung cảnh sống động tại vùng băng giá cận Bắc Cực dồi dào động vật, Sides tài tình khám phá nguyên nhân khiến Cook ngày một trở nên giận dữ và bạo lực trên chuyến hải trình. Đồng thời, ông cũng chất vấn hậu quả mà Cook và những người đồng hành đã gây ra trong hành trình khuếch trương bản đồ quyền lực của châu Âu.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.