Tôi gọi điện nói chồng. Ban đầu anh ấy ra sức thuyết phục tôi nhưng sau đó anh ấy lại quay ra cáu giận với tôi.
Hai vợ chồng cưới nhau chưa được bao lâu thì chồng tôi đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan (Trung Quốc). Tôi bầu 5 tháng ở nhà với bố mẹ chồng và một cậu em học lớp 12.
Cuộc sống vất vả,ườivợcâmlặngtrướclờiđềnghịcủachồngởphươphần lan – san marino thiếu thốn lại bị bố mẹ chồng thường xuyên chê bai, soi mói nên tôi không mấy thoải mái.
Đẻ con xong, tôi xin về nhà ngoại 3 tháng. Lúc trở về, mẹ chồng bảo tôi phải kiếm việc đi làm, không thể “ăn không ngồi rồi” chờ tiêu tiền do con trai bà vất vả làm ra.
Tôi nghe lời, xin việc ở một công ty sản xuất hương. Từ đó, cứ sáng ra, tôi gửi con cho ông bà nội rồi đi làm. Trưa, tôi lại tranh thủ về nhà cho con bú mớm.
Tiền lương kiếm được (khoảng hơn 4 triệu) tôi mua sữa, bỉm cho con. Còn lại, tôi đưa bố mẹ chồng chi tiêu ăn uống. Cứ nghĩ, sau khi cầm lương của tôi, bố mẹ chồng không đòi hỏi tiền của chồng tôi nữa. Thế nhưng, tôi đã nhầm.
Chồng tôi ở nước ngoài lao động cực khổ, mỗi tháng cũng gửi về được 20 triệu. Tôi nhận rồi gửi luôn tiết kiệm để sau này xây nhà cửa và tính chuyện làm ăn.
Bố mẹ chồng thấy con số 20 triệu/ tháng là quá lớn nên liên tục dòm ngó. Bất cứ việc gì ông bà cũng đề nghị vợ chồng tôi phải chung chi, từ việc đóng tiền xây nhà thờ tổ đến việc xây lại căn bếp, làm lại nhà vệ sinh của ông bà ...
Những việc nên chi, tôi đã chi nhưng có những việc thấy không cần thiết, tôi cố tình lơ đi thì ông bà lại điện trực tiếp cho chồng tôi. Khi em chồng tôi đi học trung cấp, ông bà khoán trắng cho chồng tôi phải nuôi em.
Tôi phản đối và chỉ đồng ý hỗ trợ, thỉnh thoảng cho chú út 1 vài triệu chi tiêu. Tức thì bố chồng tôi giận giữ chửi mắng và đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà.
Tôi ôm con về ngoại, dự định sẽ không trở về căn nhà ấy nữa nhưng chồng tôi lại gọi điện động viên. Anh xin tôi cho anh được làm tròn nghĩa vụ với bố mẹ, lo cho em trai ăn học đàng hoàng.
Dù gì, chú ấy cũng chỉ học 2 năm. Bố mẹ chồng thì làm ruộng, nhà cửa đã bị chúng tôi cắm sổ đỏ nên kinh tế khó khăn. Tôi đành đồng ý dù trong lòng vẫn ấm ức.
Từ đó, mỗi tháng tôi phải trích lương của chồng cho chú út 3 triệu đồng.
Mọi chuyện như vậy cứ tưởng đã êm đẹp. Không ngờ lại đến lượt chị gái chồng nhăm nhe số tiền tiết kiệm của vợ chồng tôi.
Chị ấy không nói chuyện với tôi mà điện thoại trực tiếp cho chồng hỏi vay 300 triệu để đầu tư mua đất. Miếng đất ấy ở gần thị trấn, có khả năng lên giá nên chị ấy muốn đầu tư. Tuy nhiên, chị ấy không có tiền, trong tay chỉ có vài chục triệu đồng.
Chồng tôi nghe lời chị, điện thoại về bảo tôi rút tiền cho chị vay. Vài năm nữa, chị ấy bán được đất sẽ trả cả vốn lẫn lời.
Tôi giãy nảy không đồng ý. Tôi nghĩ tính toán khôn như chị ấy thì tốt nhất chị ấy nên vay tiền ngân hàng để đầu tư.
Vợ chồng tôi đã phải chấp nhận xa nhau, mỗi người một nơi để kiếm sống, những mong sau này có chút tiền làm ăn. Bây giờ rút hết về cho vay, lỡ rủi ro thì hai đứa tay trắng.
Chồng tôi thấy tôi kiên quyết nên đành nói lại với chị gái. Không ngờ, sau bận ấy, chị ghét tôi ra mặt.
Có bất cứ chuyện gì, chị cũng điện thẳng cho chồng tôi khiến hai vợ chồng bao phen cãi nhau nảy lửa.
Không những thế, chị ấy còn ra sức xin xỏ tiền của chồng tôi. Khi thì chị ấy kêu đau ốm, không muốn nhà chồng coi thường nên xin tiền em trai đi phẫu thuật. Lúc lại kêu con cái đi học tốn kém, tiền làm ra không đủ chi tiêu...
Tôi ấm ức lắm nhưng lại nghĩ tiền chồng làm ra, anh ấy có quyền quyết định. Không ngờ, tháng vừa rồi, bà chị gái lại gọi xin chồng tôi 13 triệu để mua xe đạp điện cho con trai đi học. Tôi giận dữ thật sự.
Tôi gọi điện nói chồng. Ban đầu anh ấy ra sức thuyết phục tôi nhưng sau đó anh ấy lại quay ra cáu giận với tôi. Anh ấy cho rằng tôi hẹp hòi. Anh bảo tôi phải biết suy nghĩ cho người khác và học cách cho đi trước khi đòi nhận lại.
Tôi thấy ấm ức vô cùng. Hai vợ chồng tôi chưa hề có gì trong tay, đến căn nhà cũng đang ở chung phụ thuộc bố mẹ. Vậy mà, hết người nọ đến người kia cấu véo. Không lẽ chúng tôi cứ đi làm công đức suốt đời?
Mong mọi người hãy phân tích giùm tôi.
Sau hơn 2 tháng về đoàn tụ cùng bố mẹ đẻ, cuộc sống của đứa trẻ có nhiều thay đổi. Để con gần gũi với gia đình hơn, anh Sơn và chị Hiền còn thường xuyên đưa bé Minh (nay đặt tên là Khoa) đi du lịch.
(责任编辑:Thể thao)