- Trong tháng 3,ềutrườngtănghọcphílêm lịch thi đấu Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của một số trường đại học. Các trường này sẽ được nhiều quyền chủ động hơn trong tuyển sinh, đào tạo và quyết định về tài chính. Trường ĐH Tài chính - Marketing sẽ tăng học phí lên 16,5 triệu đồng Là trường ít tuổi đời, cơ sở tại TP.HCM và trực thuộc Bộ Tài chính, mức tăng học phí của Trường ĐH Tài chính - Maketing khá "thoáng". Mức thu học phí bình quân tối đa đối với đại học chính quy (chươngtrình đại trà) năm 2015 -2016 là 14,5 triệu đồng/người học/năm, năm2016 2017 là 16,5 triệu đồng. Mức thu học phí đangáp dụng trong năm học 2014 2015 được giữ nguyên để bảo đảm toàn bộcác nội dung chi thường xuyên và một phần nguồn kinh phí phục vụ đầu tưtăng cường cơ sở vật chất của trường. Trường thực hiện tính toánvà công khai mức thu học phí cụ thể cho từng nhóm ngành, nghề, chươngtrình đào tạo trước khi tuyển sinh, bảo đảm mức thu học phí bình quân(của chương trình đại trà) không vượt quá mức thu học phí bình quân tốiđa của trường theo quy định. Đáng lưu ý, ngoài tiền lương ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước, trường đượcquyết định thu nhập tăng thêm của người lao động từ nguồn chênh lệch thulớn hơn chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ. Với đề án này, trường được chủ động mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với điều kiện về đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất... Trường quyết định và chịu trách nhiệm về việc thành lập mới, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc; quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc bảo đảm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy. ĐH Hà Nội hướng tới mô hình đa ngành Trong ngày 20/3, Thủ tướng cũng đã có văn bản phê duyệt cho phép Trường ĐH Hà Nội hoạt động theo cơ chế mới. Trước mắt, trường thu học phí ổn định theo kế hoạch với mức thu học phí bình quân (của chương trình đại trà, trình độ đại học) tối đa năm học 2014-2015 là 7,8 triệu đồng/sinh viên/năm, năm học 2015 - 2016 tăng lên 12 triệu đồng và đến năm học 2016 - 2017 là 14 triệu đồng/sinh viên/năm. Trường ĐH Hà Nội sẽ được chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động toàn diện. Xuất phát là trường đào tạo chuyên về ngoại ngữ với tên gọi "Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội", sau đó đổi tên thành "ĐH Hà Nội", trường đã mở rộng lĩnh vực đào tạo. Theo đề án này, trường còn hướng tới mô hình trường đại học đa ngành; phát triển chương trình đào tạo theo chương trình của các trường đại học có uy tín trên thế giới; chú trọng đào tạo các chương trình chất lượng cao và theo đặt hàng. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế để hội nhập giáo dục đại học sâu rộng. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ tăng học phí lên 13.5 triệu đồng Giữa tháng 3, Thủ tướng cũng phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giai đoạn 2015 - 2017. Mục tiêu chung là trường chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, phấn đấu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế. Trường sẽ thu học phí ổn định với mức thu học phí bình quân (của chương trình đại trà, trình độ đại học) tối đa năm học 2014-2015 là 9,5 triệu đồng/sinh viên/năm, năm học 2015-2016 tăng lên 11,5 triệu đồng/sinh viên/năm và đến năm học 2016-2017 là 13,5 triệu đồng/sinh viên/năm. Các quyết định thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của một số trường đại học nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo và giảm chi cho Ngân sách nhà nước. Học phí thấp: Nhà nước đang trợ cấp ngược Học phí là nguồn thu chủ yếu của các cơ sở đào tạo. Từ năm 1998 đến năm 2010 đã 3 lần có quyết định của Thủ tướng về tăng học phí. Mặc dù vậy, theo tính toán đến năm 2015, mức thu học phí cũng chỉ đáp ứng được tù 50% - 60% chi phí đào tạo cần thiết. Thu từ khoa học và công nghệ, cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp. Nếu so sánh thay đổi mức học phí trong mối tương quan với với thay đổi mức tiền lương cơ bản, có thể thấy học phí ở giai đoạn này tăng 133%, trong khi lương cơ bản tăng 507%. Mặt tích cực của chính sách học phí thấp là tạo cơ hội học tập cho học sinh, sinh viên, tăng quy mô. Nhưng bên cạnh đó là hàng loạt hạn chế như mang tính bình quân, không khác biệt nhiều giữa các ngành đào tạo... Học sinh thuộc gia đình có thu nhập cao và học sinh thuộc gia đình có thu nhập thấp cùng đóng một mức học phí thấp như nhau, trong khi đó học sinh thuộc các gia đình có thu nhập cao chiếm tỷ trọng cao trong các cơ sở đào tạo công lập, dẫn đến việc nhà nước đang trợ cấp ngược cho người có thu nhập cao. Việc sửa đổi chính sách học phí theo hướng chuyển chính sách học phí sang cơ chế giá dịch vụ, học phí tính đủ chi phí đào tạo cần thiết theo chuẩn đầu ra. Học phí tương xứng với chất lượng đào tạo, thu học phí cao đối với đào tạo chất lượng cao. Học phí được tính theo cơ chế thị trường đối với những ngành học xã hội có nhu cầu cao, có khả năng xã hội hóa cao. Nhà nước tiếp tục hỗ trợ thông qua học phí đối với một số ngành học xã hội đang thiếu. Cần công khai, minh bạch hóa các nguồn thu tài chính ngoài học phí. TS. Nguyễn Trường Giang (Bộ Tài chính) -Tham luận Đổi mới Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính đối với giáo dục đại học ở Việt Nam, thực hiện mục tiêu chất lượng, công bằng và hiệu quảtại "Đối thoại giáo dục" diễn ra ở TP.HCM ngày 31/7.