Đến nhà ông Nguyễn Văn Sự (SN 1950) hỏi chuyện về làng nói phét,ỳlạlàngnóiphétởBắcGiangkhiếndukháchngãngửtỷ số qatar hôm nay ông Sự lắc đầu: ‘Tôi vừa trải qua trận ốm nặng, phải mổ não, giờ chả nhớ chuyện gì’.
Nhìn gương mặt thất vọng của người hỏi chuyện, ông Sự phì cười. Hóa ra, đó là một cách ‘nói phét’ của người làng. Ông bắt đầu kể về làng và cái tên ‘làng nói phét’…
Ông Sự cho biết, làng Dương Sơn được gọi là ‘làng nói phét’ từ nhiều năm về trước. ‘Đại diện’ tiêu biểu là một người nông dân tên Tam, được dân làng gọi là ‘cụ Tam’. Cụ Tam nghèo, hai vợ chồng không có con nhưng cuộc sống của họ tràn ngập tiếng cười với tài nói quá của cụ.
Dương Sơn Hội Quán là nơi người làng thường tập trung, giao lưu trao đổi các câu chuyện nói quá, nói phét gây cười |
Theo ông Sự, ở làng có người bắt chước, nói quá lên một chút thì những người khác lại đùa: ‘Nói thế quá Tam (quá cụ Tam)’. Người dân ở đây còn lưu truyền khá nhiều câu chuyện về tài nói quá, nói khoác của cụ.
Khoảng năm 1965, một lần lên đồi sắn cạnh nhà để đào sắn, cụ kể lại với mọi người: ‘Hôm đó, tôi đang sốt, người nóng lắm. Đào được củ sắn to, tôi cài vào cạp quần rồi về nhà. Về đến nhà, thấy củ sắn bở tung như vôi’. Ý là cụ bị sốt, người nóng đến nỗi làm chín cả sắn. Cách nói chuyện tưng tửng, gương mặt thản nhiên khiến người nghe không nhịn được cười’, ông Sự kể.
‘Một lần khác, có nhà thuê lợp mái tranh (mái làm bằng rơm rạ), ông đi làm về và kể cho mọi người: ‘Tôi trèo lên mái nhà lợp tranh, không ngờ mái nhà cao, không cẩn thận bị ngã xuống đống tranh phía dưới. Ba ngày sau, gia chủ bới tranh lên vẫn thấy tôi sống sót, môi còn đỏ tươi.
Nghe cụ nói khoác, người đối diện chỉ biết phì cười. Sau này, đi ngang qua thấy ai trèo lên mái nhà đảo tranh, người làng lại cười: ‘Cẩn thận lại ngã như cụ Tam nhé’, ông Sự kể thêm.
Ông Sự nhấn mạnh, người làng Dương Sơn mang tiếng nói phét nhưng không đi lừa đảo, làm việc xấu. Những câu chuyện, sự việc chỉ được nói quá lên để gây cười, mang tính giải trí. Cũng bởi cuộc sống lao động quá vất vả, họ muốn đem thêm tiếng cười cho bản thân và những người xung quanh.
Ông Vũ Văn Tứ (SN 1965, làng Dương Sơn) còn nhớ câu chuyện uốn sừng trâu được các thế hệ trước kể lại.
‘Theo cụ Tam, đó là con trâu có sừng cong quá đà, không đúng tầm đẹp. Một lần, có người bán vôi đi qua, cụ Tam nghĩ chuyện mua vôi uốn sừng trâu. Cụ nói: ‘Tôi lấy vôi bọc lá chuối sau đó ốp vào sừng trâu, lùa con trâu xuống ao. Trâu xuống ao, vôi tôi ra, nóng quá làm mềm sừng trâu. Thế là tôi tranh thủ uốn sừng theo ý muốn’. Dù biết cụ nói khoác nhưng người nghe vẫn cười bò’.
Học cách nói vui vẻ của cụ Tam, người làng cũng bắt đầu nói chuyện một cách hài hước như vậy. Thậm chí, cách nói này còn được phát triển hơn khi trở thành thơ, vè. Hiện các cụ cao tuổi trong làng còn lưu truyền khá nhiều câu chuyện đặc biệt.
Một nhân vật tiêu biểu là cụ Vũ Văn Lập (xã Liên Sơn). Người làng kể lại, một lần đi câu cá về cụ Lập kể chuyện: ‘Tôi đi câu cá, một con cá rô dính lưỡi. Nó quẫy ghê quá. Giằng co nhau mà đuôi cá phá nát mất sào mạ’. Hỏi ra mới biết, những đứa trẻ làng cùng cụ đi bắt cá, vô tình dẫm dập mạ non nên cứ cho là lỗi do con cá quẫy mạnh.
Ông Vũ Văn Tứ và ông Nguyễn Văn Sự |
Xã Sơn Liên cũng là một vùng nuôi ong có tiếng, cụ Lập cũng làm một bài thơ nói quá về việc nuôi ong nơi đây:
‘Ong một ngày thu được vạn can (mật)
Ong no bụng quá xếp hàng đùa nhau
Mật vàng như thể vàng thau
Mời nhau một giọt, mười năm sau vẫn thèm
Thư cảm ơn còn nhiều hơn tiền mặt
Cứ mỗi ngày, mấy chục vạn lá thư
Từ Mỹ, Nga, Trung Hoa, Anh, Pháp
Qua Nhật, Hàn, giáp Đại Tây Dương
Mật ngon xuất khẩu bốn phương
Làm giàu chính đáng, cả làng ấm no’.
Sở hữu cách nói quá độc đáo, một số người ở xa đến làng chơi cũng được các cụ cao tuổi tiếp đón bằng những câu chuyện nói khoác khiến họ vô cùng ngạc nhiên. Khi hiểu ra nội dung, ẩn ý phía sau ai nấy đều bật cười.
Chị Lê Thị Kim Oanh, phòng văn hóa xã hội xã Sơn Liên, cho biết, nói quá, nói phét gây cười là nét văn hóa được lưu giữ ở làng từ lâu đời.
‘Làng Dương Sơn bao gồm thôn Cả, thôn Đỉnh, thôn Húng. Họ có những câu chuyện gây cười bằng cách nói quá. Nhiều năm trước, nơi đây còn tổ chức cuộc thi nói phét giữa các làng, thu hút được rất nhiều người dân tham gia.
Tuy nhiên, hiện nay, làng Dương Sơn có rất ít người có khả năng nói khoác theo kiểu thơ ca. Nét văn hóa độc đáo này đang dần bị mai một. Trong kế hoạch năm nay, UBND huyện Tân Yên cũng đang có ý định phục hồi nét văn hóa này’, bà Kim Oanh cho biết.
Một cô gái lấy được chồng ngoại sẽ giới thiệu cho các chị em trong họ, hàng xóm hoặc người quen cùng đi theo mình.
相关文章:
相关推荐:
1.3702s , 7570.078125 kb
Copyright © 2025 Powered by Kỳ lạ làng nói phét ở Bắc Giang khiến du khách ngã ngửa_tỷ số qatar hôm nay,Betway