Trong thế giới số ngày nay,ẹphảibiếtcáchbảovệcontrướcthôngtinđộchạilừađảotrênmạkết quả trận đấu australia chăm sóc, bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ trên không gian mạng là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện vẫn còn thiếu những giải pháp công nghệ thực sự hỗ trợ hiệu quả các phụ huynh trong việc bảo vệ con em trên môi trường số.
Đại dịch Covid-19 đã từng bước qua đi, cuộc sống trở lại bình thường, nhưng việc sử dụng máy tính, điện thoại và các thiết bị thông minh để học tập, giải trí đã trở thành thói quen của nhiều gia đình.
Tuy nhiên, thực tế không ít phụ huynh sẽ băn khoăn khi cho con em tiếp xúc với máy tính và các thiết bị thông minh như: con tiếp xúc với nội dung không phù hợp với lứa tuổi; con sử dụng máy tính và mạng quá nhiều, ảnh hưởng tới sức khoẻ, thị lực…; con chơi game, sử dụng mạng xã hội quá nhiều; hay con có xu hướng truy cập nội dung nào, có tốt cho sự phát triển không?
Theo thống kê, có tới 80% phụ huynh lo ngại về những vấn đề trên, tuy nhiên hầu hết không biết giải pháp, công nghệ nào để xử lý.
Hiện Việt Nam có hơn 26 triệu hộ gia đình với khoảng 17 triệu học sinh, do đó nhu cầu về chăm sóc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là cấp thiết.
Các giải pháp bảo vệ trẻ em thường được gọi là giải pháp “giám sát của phụ huynh - Parental Control”. Với giải pháp này, phụ huynh có thể thực hiện các việc cơ bản như: giới hạn thời gian sử dụng của con, giới hạn truy cập vào địa chỉ cụ thể… cho tới việc bật/tắt kết nối mạng, giám sát nội dung sử dụng của con như vào website nào, chat với bạn bè nội dung gì…
Khi lựa chọn giải pháp có tính năng nào, kích hoạt mức độ giám sát ra sao, phụ huynh cần lưu ý có sự trao đổi, đồng thuận với con để đảm bảo cân bằng giữa việc bảo vệ con và tôn trọng quyền riêng tư của trẻ. Can thiệp quá sâu vào tính riêng tư của con, có thể dẫn tới phản ứng của con cái (việc này có thể có biểu hiện hoặc không có biểu hiện) và dẫn tới hậu quả sau này.
Trên thị trường tồn tại nhiều giải pháp bảo vệ trẻ em khác nhau, dựa trên giải pháp kỹ thuật, có thể phân thành 2 nhóm chính. Trong đó, nhóm 1 là sản phẩm hoạt động dựa trên lớp mạng, là giải pháp bảo vệ trẻ em sử dụng thiết bị mạng độc lập với các thiết bị cần giám sát, bảo vệ như máy tính, điện thoại…. Nhóm 2 là các sản phẩm hoạt động tại thiết bị đầu cuối, là giải pháp bảo vệ trẻ em theo hình thức cài đặt thêm phần mềm, module bổ sung vào thiết bị cần giám sát, bảo vệ như máy tính, điện thoại….
Mỗi giải pháp có ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Đối với nhóm 1, việc triển khai sẽ đơn giản, không phải cài đặt phần mềm, ứng dụng lên thiết bị cần giám sát, bảo vệ song nhược điểm là phải trang bị thêm thiết bị chuyên dụng.
Còn với nhóm 2, người dùng phải cài đặt các phần mềm, ứng dụng trên máy cần giám sát, bảo vệ; giải pháp này có ưu thế về giá nhưng hiệu năng và tốc độ của máy cần giám sát, bảo vệ có thể bị ảnh hưởng, đồng thời có khả năng bị vượt qua.
Tôi cho rằng, có nhiều thông số để các phụ huynh lựa chọn, song có 3 nhóm tính năng mà một giải pháp bảo vệ trẻ em cần và nên có. Đó là: Bảo vệ con trước thông tin độc hại, lừa đảo, chủ động ngăn chặn nội dung không phù hợp với lứa tuổi; Kiểm soát cân bằng giữa học tập và giải trí, giúp con phát triển toàn diện, hỗ trợ kiểm soát truy cập Internet hợp lý xem ứng dụng được phép sử dụng, thời lượng sử dụng, thiết bị được phép kết nối. Bên cạnh đó đồng hành cùng con trong quá trình sử dụng, cung cấp báo cáo sử dụng Internet của con cái cho bố mẹ kịp thời trên điện thoại di động.
Ngô Tuấn Anh - Chuyên gia an ninh mạng