Giai đoạn từ năm 2019 trở về trước,ìsaođịachỉIPcủaViệtNamnằmtrongmạngmáytínhmagiảmhơtin bong da y các hãng bảo mật liên tục có cảnh báo về tình trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam. Số liệu thống kê của Cục An toàn thông tin tại thời điểm đó cho hay, Việt Nam có khoảng 16 triệu địa chỉ IPv4, trong đó khoảng 3 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong “danh sách đen” của nhiều tổ chức quốc tế và 2 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma - PV) lớn. Thực trạng trên là lý do để Bộ TT&TT chủ trì phát động Chiến dịch quy mô lớn về rà soát và bóc gỡ mã độc năm 2020. Được triển khai trên toàn bộ không gian mạng Việt Nam, chiến dịch hướng tới mục tiêu giảm 50% tỷ lệ lây nhiễm mã độc, và giảm 50% địa chỉ IP nằm trong 10 mạng botnet phổ biến. Trong năm đầu triển khai, chiến dịch đã huy động được sự góp sức của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Các đơn vị đã cung cấp miễn phí các công cụ để người sử dụng có thể kiểm tra và bóc gỡ mã độc ra khỏi thiết bị của mình. Chiến dịch này do Bộ TT&TT chủ trì đã đưa số lượng địa chỉ IP tại Việt Nam nằm trong các mạng botnet giảm từ hơn 1,2 triệu địa chỉ thời điểm cuối năm 2019 xuống còn hơn 1 triệu vào năm 2020 và giảm tiếp xuống còn 876.982 địa chỉ vào cuối năm 2021. Dù số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma đã liên tục giảm song vẫn ở mức cao. Để giải quyết tận gốc của vấn đề, trong năm 2022, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin đã đổi mới cách làm, chú trọng việc chủ động ngăn chặn từ nguồn phát tán mã độc. Cụ thể, thay vì chỉ phát động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân thực hiện rà soát, bóc gỡ mã độc trên thiết bị đầu cuối như các năm trước, Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng năm 2022 do Bộ TT&TT chủ trì triển khai còn chủ động truy tìm và ngăn chặn triệt để truy cập tới 76 website chuyên phát tán mã độc, đồng thời chặn kết nối đến 915 địa chỉ máy chủ điều khiển các mạng botnet tại Việt Nam. Việc nguồn phát tán mã độc bị ngăn chặn nên tình hình lây nhiễm mã độc tại Việt Nam đã giảm đi đáng kể trong năm vừa qua. Tính đến cuối năm 2022, số lượng địa chỉ IP tại Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma đã giảm còn 479.115 địa chỉ, giảm hơn 45% so với cùng kỳ năm 2021. Trong định hướng công tác năm 2023 của Bộ TT&TT, với lĩnh vực an toàn thông tin mạng, việc tổ chức chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng Việt Nam tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, bên cạnh những nhiệm vụ khác như: Duy trì thứ hạng của Việt Nam về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI của Việt Nam trong Top 25 thế giới, đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin mạng cơ bản… Mặt khác, những thành quả thu được từ chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng Việt Nam trong 3 năm qua cũng đã góp phần khẳng định quan điểm của Bộ TT&TT về việc tiến trình chuyển đổi số hay công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng cần có sự chung tay của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cả cộng đồng. Cũng nhằm giải quyết tận gốc tình trạng lừa đảo trực tuyến, tại sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2022, Bộ TT&TT đã chủ trì phát động thành lập Liên minh Tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng. Đối với người dùng Internet, vấn đề gốc, cốt lõi nhất là làm sao để người dân có thể chủ động bảo vệ mình trên không gian mạng. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng an toàn thông tin cho đông đảo người dân. "An toàn thông tin là lĩnh vực khó, mang tính kỹ thuật phức tạp. Để đông đảo người dân ý thức, quan tâm đến vấn đề này thì hoạt động tuyên truyền cần phải đáp ứng 4 tiêu chí: “rộng”, “thường xuyên”, “dễ hiểu” và “ấn tượng”. Liên minh Tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng được thành lập để hiện thực hóa mục tiêu này”, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay.