Xảy ra vào ngày 3/3/1974,àynàynămxưaMáybayThổđâmxuốngrừngởParisngườichếtrận đấu everton gặp tottenham đây là một trong những vụ tai nạn hàng không được liệt vào diện thảm khốc nhất thế giới. Clip minh họa vụ tai nạn: Chiếc máy bay phản lực DC-10 do hãng McDonnell Douglas của Mỹ sản xuất năm 1971 thực hiện hành trình Istanbul - Paris – London, cất cánh từ sân bay Istanbul với 13 nhân viên phi hành đoàn và 167 hành khách, gồm 21 người nước ngoài, và đáp xuống sân bay quốc tế Orly ở Paris vào lúc 11h. Khi đó, do nhân viên của Hãng Hàng không Anh (BEA) đình công nên các chuyến bay tuyến Paris - London và ngược lại bị đình trệ, khiến hành khách dồn ứ tại sân bay Orly. Chính vì lý do này, nhiều người đã mua vé đi London trên chuyến bay 981.
Đến 12h30, chuyến bay 981 mang theo tổng cộng 334 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn rời sân bay Orly với đích đến là sân bay Heathrow của London. Tuy nhiên, chỉ 14 phút sau khi cất cánh, một tiếng nổ phát ra ở phía sau máy bay làm bung một cánh cửa ở thân trái. Lập tức chiếc DC-10 bị giảm áp suất, đâm xuống khu rừng Ernonville ở ngoại ô Paris (Pháp) và vỡ tan. Không một ai trên máy bay sống sót và trong số 346 nạn nhân chỉ 40 thi thể nhận dạng được.
Ngay lập tức, các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp đã phối hợp chặt chẽ để điều tra. Cho đến ngày 28/4/1974, tức là gần 2 tháng sau khi xảy ụ tai nạn, nhóm điều tra đưa ra kết luận đầu tiên: Máy bay gặp nạn vì sự cố kỹ thuật. Cụ thể, cánh cửa thứ hai bên thân trái của DC-10 bị bật chốt an toàn và bung ra khiến nó bị giảm áp khi đang ở cao độ 650m. Do không khí bên ngoài tràn vào, máy bay bị chúc mũi xuống đất và tai nạn xảy ra chỉ trong 72 giây, dù cơ trưởng người Thổ Nhĩ Kỳ Nejat Berkoz đã cố hết sức giảm tốc độ bay để tạo thăng bằng.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia hàng không quốc tế tỏ ra nghi ngờ kết luận kể trên. Họ cho rằng thế hệ máy bay DC-10 được thiết kế đến hai chốt an toàn tại các cửa hông nên không có lý do gì mà cả hai chốt an toàn đều bị bật. Theo họ, nguyên nhân có thể do hành động phá hoại. Thanh Hảo |