Trong 6 tháng đầu năm 2017,ốngxâmhạitìnhdụctrẻemHọcsinhlớplolắngkhôngbiếtbạnấycóbầuhaykhôtỷ số fiorentina cả nước có khoảng 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Cứ 8 tiếng trôi qua lại có thêm 1 cháu bé trở thành nạn nhân của các vụ xâm hại này.
Đó là số liệu được đưa ra tại Hội thảo “Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em – Từ luật pháp, chính sách đến thực tiễn” ngày 7/12.
Khách mời thảo luận về vai trò của nhà trường trong việc phòng ngừa và hỗ trợ trẻ bị XHTD |
Điều này cũng đặt ra vai trò của nhà trường trong công tác giáo dục và tuyên truyền cho học sinh kiến thức phòng chống xâm hại tình dục (XHTD).
Trẻ dưới 6 tuổi cũng có nguy cơ bị xâm hại
Theo thống kê, trong 1.000 vụ XHTD, số trẻ em gái ở độ tuổi 12 – 15 chiếm tới 57,46%, số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại chiếm 13,2%.
Trung tá Khổng Ngọc Oanh (Phòng 6, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an) nhận định: “Độ tuổi trẻ bị xâm hại ngày càng giảm. Thậm chí trẻ dưới 1 tuổi cũng có nguy cơ bị xâm hại. Vụ bé gái 1 tuổi ở Quảng Ninh bị ông hàng xóm dâm ô là hồi chuông báo động vấn nạn XHTD đang hoành hành”.
Đối tượng XHTD cũng là những người ít bị ngờ tới, thậm chí là những người có quan hệ gần gũi với nạn nhân.
Bà Nguyễn Vân Anh (Giám đốc CSAGA) chia sẻ: “Dường như cái ác đang rình mò ở mọi nơi, mọi chốn. Thủ phạm là anh họ, hàng xóm nghe đã rất kinh hoàng. Thế nhưng đến ông nội, bố đẻ cũng là thủ phạm thì dường như lòng tin trong xã hội đã bị đẩy đến chỗ hoang mang tột độ.
Cũng không phải chỉ những người lao động tự do hay không có nghề nghiệp mới là thủ phạm, mà trong đó có cả giám đốc ngân hàng, thầy giáo, cán bộ văn hóa, tổ trưởng dân phố… Tất cả những thông tin về thủ phạm thực sự tạo ra cú sốc cho dư luận xã hội”.
Trước tình trạng quấy rối và XHTD diễn ra phức tạp, các chuyên gia đã đặt ra vai trò của các bên liên quan, đặc biệt là vai trò của nhà trường trong công tác phòng ngừa và hỗ trợ trẻ em bị xâm hại.
Cần dạy những vấn đề “hỏi là chết ngay”
Nhà báo Lan Minh bày tỏ: “Tôi có nhiều cơ hội được tiếp xúc với trẻ. Có em lớp 9 hỏi tôi những câu như “Con trót quan hệ tình dục với một bạn lớp 5. Con lo lắng không biết bạn ấy có bầu hay không?”. Khi gặp riêng các em, tôi hỏi sao không nói với cha mẹ thì các em trả lời không dám vì “Hỏi là chết ngay”.Tôi nghĩ rằng, thay vì chống, tại sao chúng ta không phòng bằng cách hỗ trợ trẻ những vấn đề giáo dục giới tính?”.
Bà Nguyễn Phương Liên, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai chia sẻ kinh nghiệm phòng chống XHTD trẻ em |
Các chuyên gia cũng đồng tình với quan điểm này, bởi thực tế, vấn đề phòng chống XHTD gặp nhiều khó khăn vì trẻ còn rụt rè trong việc trao đổi trực tiếp. Trong khi đó, cha mẹ cũng không thẳng thắn giải thích những băn khoăn, thậm chí la mắng khi con hỏi về vấn đề tế nhị.
Để giải quyết thực trạng này, ông Phạm Ngọc Tuấn (Sở GD-ĐT Hà Nôi) cho rằng “Nhà trường cần phải kết hợp với phụ huynh để có định hướng sớm giúp trẻ đảm bảo đời sống sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên, trong đó có vấn đề phòng chống XHTD. Để hòa nhập với tâm lý học sinh, giáo viên có thể tâm sự với các em về những câu chuyện tình yêu hay những vấn đề giới tính…”.
Ông Tuấn cũng cho biết thêm, theo Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 28/8/2017, các trường học trên toàn quốc phải thành lập Phòng tham vấn tâm lý. Tại đây, những vấn đề luôn bị né tránh cũng sẽ được giải thích và giúp các em “gỡ rối”.
Bà Nguyễn Phương Liên (Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai) cũng đã chia sẻ kinh nghiệm phòng chốngXHTD trẻ em trong nhà trường. Bà Liên nhấn mạnh: “Bên cạnh việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức, cần tăng cường sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Trong năm học 2016–2017, Phòng tham vấn của Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai đã thực hiện được hơn 50 ca tư vấn. Ngoài ra, giáo viên cũng cần theo dõi và tham gia vào các diễn đàn mạng xã hội của học sinh để kịp thời nắm bắt và đưa ra giải pháp khi có vấn đề nảy sinh”.
Thúy Nga
Một lớp học phòng chống xâm hại tình dục dành riêng cho các học sinh khiếm thính, khiếm thị của Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội đã được tổ chức vào chiều ngày 23/5.