Lễ vinh danh chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” giành Giải thưởng Xóa mù chữ Quốc tế của Tổ chức Giáo dục,ườigiànhgiảithưởngxóamùchữcủkết quả trận vissel kobe Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức diễn ra sáng nay (16/12) tại Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Phạm Sanh Châu - Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam nhấn mạnh: “Được tôn vinh tại một giải thưởng lớn về giáo dục của UNESCO là một niềm vinh dự, tự hào đối với các tác giả của sáng kiến; nhưng cũng là niềm vinh dự, tự hào của tất cả chúng ta. Sáng kiến ‘Sách hóa nông thôn’ huy động nguồn lực xã hội nhằm xây dựng thư viện ở các vùng nông thôn khó khăn để giúp những người biết chữ rèn luyện khả năng đọc, giúp đỡ cộng đồng học tập.”
Theo Đại sứ Phạm Sanh Châu, đây là một cách làm hiệu quả, được UNESCO đánh giá cao, trao giải thưởng và mong muốn ý tưởng này sẽ đóng góp kinh nghiệm chung của các nước trên thế giới trong việc xóa nạn mù chữ, thúc đẩy học tập.
Ông Phạm Sanh Châu trao cho ông Nguyễn Quang Thạch bằng khen Giải thưởng Xóa mù chữ Quốc tế của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) |
“Sách hóa nông thôn Việt Nam” là chương trình xây dựng văn hóa đọc ở nông thôn Việt Nam do ông Nguyễn Quang Thạch - người sáng lập Trung tâm Hỗ trợ Tri thức và Phát triển Cộng đồng (CKACD) khởi xướng. Chương trình được thực hiện từ năm 2007 tới nay.
Ông Nguyễn Quang Thạch chia sẻ, kết quả khảo sát tỷ lệ đọc sách tại 16 trường học và ba xã thuộc hai huyện (Quỳnh Phụ, Thái Thụy - Thái Bình) trong năm 2010 và năm 2013 cho thấy: việc đọc các loại sách (ngoài sách giáo khoa) của học sinh dao động trong khoảng từ 0,4-2 cuốn/năm.
“Trong khi đó, việc đọc sách của nông dân là con số 0 tròn trĩnh,” ông Thạch nói.
Từ đó, ông Nguyễn Quang Thạch cho rằng: “Muốn trẻ đọc sách và yêu sách thì hệ thống thư viện phải rộng khắp, trẻ em được khuyến đọc bằng nhiều hình thức khác nhau. Tại một số nước phát triển (như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đức...), giới trẻ lĩnh hội tri thức qua sách vở từ thư viện với mức đọc từ 8.000-10.000 trang sách/năm. Trái lại, học sinh nông thôn ở Việt Nam lại thiếu thứ cơ bản nhất là sách. Điều đó dẫn đến tiềm năng đọc của học sinh bị lãng phí, văn hóa đọc chưa thể hình thành trên quy mô cả nước.
Theo thống kê của Văn phòng UNESCO Hà Nội, từ năm 2007 tới nay, mặc dù nguồn ngân sách hạn hẹp và phải dựa vào nguồn sách đóng góp từ thiện nhưng chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” đã đưa sách tới hơn 400.000 bạn đọc ở khu vực nông thôn, đồng thời xây dựng hơn 9.000 thư viện ở 26 tỉnh/ thành phố.
Trước đó, UNESCO đã chính thức trao Giải thưởng Xóa mù chữ Quốc tế cho chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” trong khuôn khổ lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Xóa mù chữ (9/9 - theo giờ Hà Nội) tại Thủ đô Paris (Pháp).UNESCO bắt đầu trao Giải thưởng Xóa mù chữ Quốc tế từ năm 1989.
Khánh An