当前位置:首页 >Cúp C2 >Tiến về Sài Gòn!_kết quả trận nurnberg

Tiến về Sài Gòn!_kết quả trận nurnberg

2025-01-26 00:57:53 [Cúp C1] 来源:Betway

(BDO) Đã 49 năm giải phóng Sài Gòn nhưng cán bộ,ếnvềSàiGòkết quả trận nurnberg chiến sĩ của Trung đoàn 27, Sư đoàn 320B, Quân đoàn 1 không bao giờ quên những ngày tháng 4 “máu, lửa cùng cờ hoa!”, quyết thắng trước cửa ngõ Sài Gòn, góp phần quan trọng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 

Táo bạo, thọc sâu

Dịp 30-4 hàng năm, Ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 27 tại TP.Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ chọn nơi an nghỉ của má Huỳnh Thị Sáu để tổ chức họp mặt. Trong không khí sống lại những ngày tháng 4 lịch sử “máu, lửa cùng cờ hoa!”, bao ký ức về những trận đánh quyết chiến trước cửa ngõ Sài Gòn từ hướng Bắc của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 27, Sư đoàn 320B, Quân đoàn 1 lại ùa về.

 Thượng tướng, Tiến sĩ khoa học quân sự Nguyễn Huy Hiệu kể về ký ức những trận quyết thắng trên ở Lái Thiêu

Theo lời kể của Thượng tướng, Tiến sĩ khoa học quân sự Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27, ngày 31-3-1975, chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trực tiếp giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1: “Quân đoàn 1 (trừ Sư đoàn 308) có nhiệm vụ tổ chức hành quân gấp vào miền Đông Nam bộ, hiệp đồng với các đơn vị bạn tham gia trận quyết chiến chiến lược giải phóng Sài Gòn - Gia Định”. Nhận lệnh, trung đoàn đã hành quân thần tốc, vượt 1.700km tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

9 giờ 30 phút ngày 7-4-1975, Quân đoàn 1 nhận được bức điện khẩn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mệnh lệnh: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”. Với phương châm: Táo bạo, thọc sâu, đánh nhanh các mục tiêu theo kế hoạch; đêm 25-4-1975, cùng với các đơn vị trong Quân đoàn 1, Trung đoàn 27, Sư đoàn 320B đã tập trung ở bàu Cá Trê, phía bắc Tân Uyên. Nhiệm vụ của trung đoàn là tiến công đập tan tuyến tử thủ bắc Sài Gòn, chiếm cầu Vĩnh Bình. Tiếp đó, sẽ đánh chiếm Bộ Tư lệnh thiết giáp ngụy ở Gò Vấp và cùng với các cánh quân khác tấn công nhiều cứ điểm trọng yếu của địch, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào trưa ngày 30-4-1975. Theo lệnh của sư đoàn, Trung đoàn 27 phải là mũi thọc sâu vào mở cửa Lái Thiêu, bảo đảm thông đường đúng thời gian quy định.

Đến 12 giờ ngày 29-4-1975, Tư lệnh Quân đoàn ra lệnh cho Sư đoàn 320B bằng mọi cách phải nâng cao tốc độ tiến hành theo kế hoạch, không thể để chậm. Thời gian lúc này rất quý giá, triển khai lực lượng chậm sẽ lỡ thời cơ và sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Cần quán triệt cách đánh chiến dịch: Táo bạo, nhanh chóng, bất ngờ, chắc thắng. Trên cơ sở đó mà quyết đoán, linh hoạt xử trí các tình huống phức tạp xảy ra. Không ham đánh dọc đường, toàn bộ đội hình thọc sâu phải nhanh chóng tìm đường phát triển tiến công, không được dừng lại.

Mệnh lệnh được truyền tức khắc tới các cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 320B. Bộ Tư lệnh sư đoàn quyết tâm giữ vững đội hình và triển khai lực lượng theo hai trục chính. Trung đoàn Bộ binh 27 và các phân đội xe tăng, công binh, cao xạ… dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu và Chính ủy Trịnh Văn Thư ở trục thứ nhất tiến theo đường 16 từ Tân Uyên qua Tân Ba, Bình Chuẩn tiến xuống quận lỵ Lái Thiêu.

16 giờ 30 phút ngày 29-4-1975, bằng lối đánh sở trường “gạt địch ra” (kiểu như gạt bầy ong tìm ong chúa) để tiến vào trung tâm, Trung đoàn 27 đã tiêu diệt Đại đội Bảo an ngụy ở ngã ba Thuận Giao, bắt một số tù binh. 17 giờ, Trung đoàn 27 tiến tới Búng, hội quân củng cố đánh chiếm cứ điểm Lái Thiêu, một vị trí tiền tiêu vững mạnh của cửa ngõ Sài Gòn.

Hướng thọc sâu chiến dịch của Sư đoàn 320B đã đột kích nhanh chóng, chọc sâu vào tuyến phòng thủ của đối phương 65km, chuẩn bị đánh chiếm Lái Thiêu và Bộ Tổng tham mưu, khu Bộ Tư lệnh các binh chủng của ngụy ở nội đô. Lực lượng thọc sâu chiến dịch của Quân đoàn chỉ cách sào huyệt của địch 15km.

 Trung tá Trần Đình Nhâm (thứ 2 từ trái qua) cùng những cựu chiến binh trung đoàn nhớ về ngày 30-4 lịch sử

Đến này 30-4-1975, Trung đoàn 27 đã tập kết đầy đủ ở phía bắc Lái Thiêu, chuẩn bị đánh chiếm quận lỵ. Một bộ phận trinh sát do Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu chỉ huy tìm gặp được má Sáu Ngẫu là cơ sở cách mạng của ta. Má trao cho Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu tấm bản đồ cũ của chồng đã đánh dấu kỹ càng từng vị trí bố phòng của địch và má Sáu đã dẫn Trung đoàn 27 đi lối tắt vào đánh Lái Thiêu và Bộ Tổng tham mưu ngụy.

Lúc bấy giờ, quận lỵ Lái Thiêu là cửa ngõ và là một căn cứ quân sự lớn cuối cùng của quân đội trong tuyến “tử thù” bắc Sài Gòn, cách trung tâm nội đô 15km. Lực lượng ở đây có 10 đại đội bộ binh chốt giữ cùng 2.000 sĩ quan, binh lính ngụy tại Trung tâm Huấn luyện Huỳnh Văn Lương (Trung tâm huấn luyện hạ sĩ quan của Sư đoàn 5 địch). Cộng thêm 3 tiểu đoàn bảo an, 1 tiểu đoàn pháo binh hỗn hợp, 2 chi đoàn xe tăng, thiết giáp mới điều ở Biên Hòa về. Chúng dựa vào hệ thống công sự, lô cốt, hầm ngầm và các ụ súng bằng bao cát để cố thủ, ngăn chặn ta tiến công.

Để đánh chiếm Lái Thiêu, Trung đoàn 27 chọn cách đánh: Tập trung lực lượng kết hợp luồn sâu, ém sẵn với thọc sâu bằng cơ giới tiến công 2 hướng. 4 giờ 15 phút ngày 30-4-1975, Trung đoàn trưởng 27 hạ lệnh nổ súng tấn công Lái Thiêu. Các trận địa pháo cối của Trung đoàn đồng loạt bắn vào chi khu. Pháo bắn thẳng của xe tăng, súng 12,7mm hạ nòng bắn áp chế các lô cốt vòng ngoài, chi viện cho bộ binh xung phong mở cửa.

Sau 2 giờ chiến đấu, Trung đoàn 27 đã làm chủ Lái Thiêu, mở toang cánh cửa bắc Sài Gòn. Mắt xích quan trọng cuối cùng trong tuyến “tử thù” Bắc Sài Gòn đã bị đập tan, tạo điều kiện cho Trung đoàn 48 - lực lượng thọc sâu chủ yếu của Sư đoàn 320B, nhanh chóng tiến đánh Bộ Tổng tham mưu địch trong thành phố. Kết quả chiến đấu tại Lái Thiêu, Trung đoàn 27 đã tiêu diệt 195 tên, bắt 350 tên, gọi hàng 1.740 tên… thu nhiều phương tiện chiến tranh khác.

“Trả thù cho anh Mạc các đồng chí ơi!”

Trung tá Trần Đình Nhâm, nguyên Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Bộ binh 6, Trung đoàn 27, Quân đoàn 1, kể tiếp.

Thừa thắng, Trung đoàn 27 đánh cầu Bình Phước, tiến đánh khu Bộ Tư lệnh các binh chủng. Khi tiến đánh cầu Vĩnh Bình, cách 100m chặn đường, Đại đội 10, Tiểu đoàn 6 nhanh chóng xuống xe cùng xe tăng Lữ đoàn 202 (Đại đội 3 Hoàng Thọ Mạc) đánh mở đường.

  Mộ má Sáu Ngẫu - “Bà má tham mưu” của Trung đoàn 27

Vượt qua hệ thống vật cản dày đặc thọc vào bắc cầu Vĩnh Bình. Địch chốt giữ 2 đầu cầu chống trả quyết liệt. 28 chiếc xe tăng thiết giáp của địch từ căn cứ Bộ Tư lệnh thiết giáp tiến ra phản kích. Các hỏa lực trên xe đối phương và pháo cối bắn rất dữ dội vào đội hình ta. Một chiếc xe tăng K63-85 của ta đi đầu bị trúng đạn bốc cháy. Mũi đột kích của ta bị chững lại.

“Phải chiếm ngay được đầu cầu” - Đại đội trưởng Đại đội 3 Hoàng Thọ Mạc vừa ra lệnh vừa động viên bộ đội xông lên đánh bật địch khỏi đầu cầu. Đại đội 10 - Trung đoàn 27 kịp thời chi viện. Được tăng cường lực lượng, Đại đội trưởng Đại đội 3 Hoàng Thọ Mạc tổ chức đơn vị thành hai mũi tiến công vào đội hình xe tăng thiết giáp địch. Một cuộc đấu xe tăng ta và địch diễn ra ác liệt.

Mũi tiến công chính diện trên đường 13 do Đại đội trưởng Đại đội 3 Hoàng Thọ Mạc chỉ huy liên tiếp bắn cháy 3 xe tăng M48, bắn chế áp cho Đại đội 10 thọc vào bên sườn địch, dùng B40, B41 bắn cháy 10 xe tăng. Lũ “bọ hung” còn lại tháo chạy.

Xe tăng 454 của Đại đội trưởng Đại đội 3 Hoàng Thọ Mạc tiến lên trước đội hình, chỉ thị mục tiêu cho chiếc xe tăng số 956 ở phía sau dùng đạn xuyên thẳng bắn cháy khẩu pháo tự hành 175mm “vua chiến trường” của địch. Quân địch ở phía sau hoảng sợ lùi lại.

Chớp thời cơ, Đại đội 10 chia nhiều mũi đánh vào đội hình địch diệt thêm một xe tăng và nhiều tên lính. Địch dạt về phía Nam cầu cố thủ chặn ta. Cùng lúc đó, một lực lượng chạy thoát từ phía Lái Thiêu về Sài Gòn đã tiến sát sau lưng đội hình chiến đấu của ta. Trung đoàn 27 đang phải chống trả cả hai phía trước, sau với địch.

Nếu ta không nhanh chóng đánh chiếm đầu cầu thì tình hình trở nên rất khó khăn, nguy hiểm hơn. Càng tiến vào gần, hỏa lực bắn thẳng của xe tăng ta càng khó phát huy tác dụng. Đại đội trưởng Đại đội 3 Hoàng Thọ Mạc quyết định tháo mũ công tác nhảy xuống xe, chỉ huy tổ mũi nhọn, gồm: Khỏe, Mộc, Hạnh, Ngọ, Bằng, Mừng, Chuẩn xông lên đánh chiếm đầu cầu.

Đại đội trưởng Đại đội 3 Hoàng Thọ Mạc cắp ngay khẩu súng AK quét một loạt dài vào đội hình, đồng thời chỉ thị cho chiến sĩ B40 Nguyễn Văn Mộc tiêu diệt hỏa điểm ở đầu cầu. Anh thoăn thoắt di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, vừa động viên vừa chỉ thị cho B40, B41 tiêu diệt mục tiêu các chốt đầu cầu.

Khi anh lao người nén thủ pháo vào hầm địch, anh trúng một mảnh pháo vào ngực anh lảo đảo ngã xuống. Hoàng Văn Khỏe ném 2 quả lựu đạn vào tốp lính đang bắn M79 về phía Mạc. Khi nghe tiếng “xoẹt” rợn người Mạc hô to: “Nằm xuống! Khỏe!” và nằm đè lên Khỏe. Một chớp lửa lóe lên trùm kín Mạc và Khỏe. Cả hai anh đã hy sinh.

“Trả thù cho anh Mạc các đồng chí ơi!”. 8 giờ 30 ngày 30-4-1975, ta chiếm được cầu Vĩnh Bình. Trung đoàn 27 xốc lại đội hình tiến đánh khu Binh chủng địch. Từ 9 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, các đơn vị ta lần lượt đánh chiếm Bộ Tư lệnh thiết giáp, căn cứ 60, Bộ Tư lệnh lục quân, công xưởng, căn cứ pháo binh, Tổng kho quân nhu, căn cứ 31 và Tổng Y viện cộng hòa…

10 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Trung đoàn 27 tiến đánh khu Lục quân công xưởng và quận lỵ Gò Vấp. Tên chuẩn tướng Huỳnh Thu Toàn - Giám đốc điều hành Lục quân công xưởng cùng binh sĩ kéo cờ trắng xin hàng. Tiểu đoàn 6 do Tiểu đoàn trưởng Lê Thế Dũng chỉ huy đi trên 7 xe tiến đánh dinh Độc Lập, 4 xe do Tiểu đoàn phó Liên đánh sang Bộ Tổng tham mưu địch. Đến đây, hướng tiến công của Trung đoàn 27 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao.

THU THẢO

(责任编辑:Cúp C2)

    推荐文章
    热点阅读