TheđangmuốngiếtiPhonexáchtaytạiViệlucky88 appo một số nguồn tin, vào năm 2019, khoảng 1 triệu chiếc iPhone hàng chính hãng được bán ra tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, có tới 1,2-1,3 triệu thiết bị xách tay được tuồn vào thị trường theo con đường không chính ngạch.
Đây cũng được cho là lý do chính khiến hãng vẫn chưa thực sự “mặn mà” với việc mở cửa Apple Store chính thức tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ sớm thay đổi trong thời gian tới.
Apple “thả cửa” cho đại lý giảm giá iPhone chính hãng
Trong nhiều năm, iPhone luôn được biết đến là chiếc điện thoại thông minh có khả năng giữ giá tốt nhất trên thị trường. Chúng giảm giá rất ít hoặc thậm chí là không giảm giá trong suốt vòng đời kể từ khi được bán ra.
Tuy nhiên, điều này đã không còn chính xác trong khoảng thời gian 2-3 năm trở lại đây. Ngay cả với những chiếc iPhone 12 mới nhất, người dùng hoàn toàn có thể mua được sản phẩm với mức giá rẻ hơn vài triệu đồng so với giá niêm yết, dù máy thậm chí còn chưa được chính thức bán ra tại Việt Nam.
Hàng loạt các hệ thống đều triển khai các chương trình tặng quà khuyến mại. Chưa dừng lại ở đó, một số hệ thống bán lẻ có quy mô nhỏ hơn đã chọn cách trừ tiền trực tiếp vào giá bán sản phẩm thay vì tặng quà cho khách hàng. Đây là điều hiếm khi xảy ra trước đây bởi nó có thể ảnh hưởng đến chính sách định giá sản phẩm của hãng.
“Apple sẽ định giá và đưa ra mức giá niêm yết của sản phẩm tại từng thị trường. Trước đây, các đại lý có quy mô lớn sẽ phải chịu sự kiểm soát này rất chặt chẽ, không được tự ý giảm giá bán thiết bị. Tuy nhiên, điều này đã dần thay đổi trong 2 năm gần đây. Apple đang ‘thả lỏng’ hơn cho các đại lý có thể tự đưa ra các chương trình giảm giá hay khuyến mãi phù hợp nhằm thu hút người dùng”, đại diện một hệ thống bán lẻ lớn tại Việt Nam chia sẻ.
Có thể thấy, điều này đã giúp thu hẹp khoảng cách về giá bán của những chiếc iPhone chính hãng và hàng xách tay. Trong khi đó, chế độ bảo hành, hậu mãi của hàng chính hãng luôn tốt hơn hẳn.
Chưa dừng lại ở đó, một nguồn tin của Dân trí còn tiết lộ rằng Apple đang lên kế hoạch bán ra đồng thời cả 4 mẫu iPhone 12 ở Việt Nam vào đầu tháng 12 tới, thay vì chia thành 2 đợt như điều mà hãng đang thực hiện tại nhiều thị trường.
“Apple cùng với một số nhà bán lẻ vẫn đang trao đổi để có thể đồng thời bán ra cả 4 mẫu iPhone 12 tại Việt Nam vào đầu tháng 12. Nếu được thực hiện, điều này sẽ tác động rất lớn đến thị trường iPhone trong nước”, người này nhận định.
Việc kinh doanh iPhone xách tay ngày càng khó
Từ ngày 15/10/2020, Nghị định 98/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành cách đây không lâu đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, các hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và các cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ phải chịu mức phạt 500.000 đến 50 triệu đồng, tùy theo giá trị của từng loại hàng. Đối với các tổ chức vi phạm, mức phạt có thể tăng lên gấp đôi.
Nghị định 98/2020/NĐ-CP nêu rõ sẽ xử phạt các hàng hóa không có giấy phép nhập khẩu, không đi qua cửa khẩu quy định và không làm thủ tục hải quan.
Bên cạnh đó, hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp cũng nằm trong diện bị xử phạt.
Ngay khi Nghị định trên được áp dụng, thị trường di động tại Việt Nam đã xảy ra nhiều xáo trộn. Một số chủ cửa hàng cho biết rằng họ đã ngừng kinh doanh iPhone xách tay và chuyển hẳn sang máy chính hãng. Trong khi đó, một số khác vẫn nhập những chiếc iPhone 12 về nhưng loại hàng này đã được đóng thuế phí và có đầy đủ hóa đơn chứng từ.
“Năm nay, những chiếc iPhone 12 được đưa từ thị trường nước ngoài về Việt Nam hầu hết đều được đóng đầy đủ thuế phí. Vì thế, giá bán của chúng bị đẩy lên khá cao. Nếu hàng chính hãng được bán ra sớm, máy xách tay khó có thể cạnh tranh”, ông Lê Xuân Tình, đại diện một hệ thống kinh doanh điện thoại có trụ sở tại đường Lê Hồng Phong, Quận 10, TP.HCM chia sẻ.
Với việc mất đi lợi thế về giá bán, iPhone xách tay sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt của nhiều người dùng.
Trước đó, vào tháng 7/2019, Apple đã đưa ra chính sách yêu cầu người dùng phải trình hóa đơn mua hàng gốc khi bảo hành tại các đơn vị cung cấp dịch vụ ủy quyền. Chính sách này ngay lập tức khiến các mặt hàng như MacBook và iPad xách tay gặp khó, bởi người dùng rất khó tìm được hóa đơn mua hàng gốc khi mua lại của cửa hàng hoặc người dùng khác. Điều này đã khiến nhiều người dùng tỏ ra e dè hơn đối với hàng xách tay.
(Theo Dân Trí)
Năm nay, iPhone xách tay sẽ được nhiều cửa hàng đưa về dưới dạng máy nhập khẩu có đóng thuế và bao gồm đầy đủ chứng từ, hóa đơn. Ngoài ra, máy từ thị trường Hong Kong có thể được đưa về sớm nhất.