Vụ ồn ào mới nhất xảy ra ở Mỹ là hai nhóm học sinh (HS) trường trung học Connetquot (New York) hẹn nhau ra công viên Ronkonkoma và dùng gậy bóng chày,ảthếgiớiđauđầuvớibạolựchọcđườxem kết quả ngoại hạng anh dao sắc cùng nắm đấm để “thanh toán” nhau. Hậu quả là nhiều em bị thương nặng. Chị Jenn DiMagiio sốc khi nhìn thấy con trai mình bị vỡ quai hàm, chấn thương não.
Quan hệ căng thẳng giữa các em nảy sinh từ tháng Chín năm ngoái. Không ít lần các em mang vũ khí tới trường mà cả gia đình lẫn giáo viên đều không phát hiện.
Trong buổi họp ngày 11/3, nhiều phụ huynh tranh nhau chỉ trích nhà trường, dù ban giám hiệu đã xin lỗi và cam kết chấn chỉnh. Tuy nhiên, ban giám hiệu cũng kêu gọi phụ huynh hãy quan tâm hơn đến con em mình, không thể đổ tất cả trách nhiệm về phía nhà trường.
Chia phe nhóm trong lớp học là hiện tượng khá phổ biến. Điều này có thể xuất phát từ việc các em có cùng sở thích, mối quan tâm hoặc có thể hòa hợp với nhau. Nhưng còn lý do khác là một số em muốn dùng sức mạnh “đám đông” để lấn át các bạn khác.
Ý muốn “hạ gục” người khác ban đầu có thể xuất phát ở một vài cá nhân, nhưng chính tâm lý bầy đàn đã khiến nhiều HS khác cùng tham gia. Những lúc như thế, chính sự tỉnh táo và dũng cảm của những HS khác sẽ cứu được bạn mình.
Bạo lực học đường không phải là câu chuyện mới nhưng thời gian gần đây, nó trở thành đề tài được nhiều phụ huynh trên thế giới quan tâm khi mạng xã hội góp phần “phát tán” nhanh hơn những đoạn ghi hình HS ẩu đả, hiếp đáp lẫn nhau. Điều đáng nói, nạn nhân càng tổn thương trầm trọng hơn khi những hình ảnh đau thương của mình bị phơi bày trước cả thế giới. Không ít trường hợp tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực bị “đánh hội đồng” trên mạng.
Cuối năm 2014, Úc đã thông qua đạo luật bảo vệ người dùng mạng xã hội là trẻ em, thiếu niên. Bất cứ lời lẽ xúc phạm nào, sau khi bị phát hiện, cảnh cáo mà không xóa kịp thời thì cảnh sát liên bang sẽ mời chủ tài khoản về làm việc và người vi phạm có thể đối mặt với các hình phạt theo luật định. Các nhà mạng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Ở Ba Lan, năm 2006, Bộ Giáo dục nước này công bố: hiệu trưởng có quyền gửi HS hung hãn tới các trung tâm để buộc lao động công ích, và bố mẹ những trẻ vi phạm này có thể cũng chịu phạt. Giáo viên không phản ánh các vụ bạo lực ở trường có thể phải đối mặt với án tù…
Trong cuộc chiến đẩy lùi bạo lực học đường, rõ ràng, mối liên hệ chặt chẽ và sự chia sẻ trách nhiệm giáo dục con trẻ giữa xã hội, nhà trường, gia đình luôn là điều mấu chốt. Tiến sĩ Scott Poland, chuyên gia về khủng hoảng học đường và sức khỏe HS cho rằng: “Hình phạt không phải là biện pháp tối ưu mà trên hết chính là trang bị cho HS cách nhìn nhân văn hơn, ý thức tập thể tốt hơn để các em có thể hòa hợp với bạn bè”.
(Theo Phụ Nữ/ Fox59, NBC, Daily Mail)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)