Thông tin nêu trên vừa được Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC),ệtNamđãcótriệungườidùngđịachỉnhận định liver đơn vị thuộc Bộ TT&TT chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên Internet.
Thông tin từ VNNIC cho hay, đón trước xu thế cạn kiệt địa chỉ IPv4, từ năm 2004, Trung tâm đã chủ động triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo ổn định cho hệ thống Internet Việt Nam, bảo đảm quyền lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, chuẩn bị các điều kiện cần thiết khi nguồn địa chỉ IPv4 không còn. Cụ thể, VNNIC đã nghiên cứu các chính sách của các Tổ chức quản lý tài nguyên số, chiến lược và chính sách thúc đẩy của các quốc gia trên thế giới; hoàn thành báo cáo trình lãnh đạo Bộ TT&TT và đề xuất triển khai địa chỉ IPv6 tại Việt Nam.
Ngày 6/5/2008, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ban hành Chỉ thị 03 về việc thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6. Từ đó đến nay, hoạt động thúc đẩy triển khai IPv6 được đẩy mạnh. Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia (Vietnam IPv6 Task Force) đã được thành lập năm 2009 để thực hiện công tác nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng IPv6; xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai việc chuyển đổi IPv4 sang IPv6 tại Việt Nam.
Vào cuối tháng 3/2011, Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT ký ban hành. Theo kế hoạch này, lộ trình chuyển đổi IPv4/ IPv6 của Việt Nam gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị (2011 - 2012), giai đoạn khởi động (2013 - 2015) và giai đoạn chuyển đổi (2016 - 2019) hướng tới mục tiêu tổng thể quốc gia là đảm bảo Internet Việt Nam hoạt động ổn định, bền vững trên nền tảng công nghệ IPv6.
Đối với việc xây dựng, triển khai chính sách thúc đẩy IPv6, theo VNNIC, đến nay nội dung “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ IPv6” đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật cấp Nghị định, cụ thể là Điều 18 Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
“Các nội dung về IPv6 cũng đã được bổ sung trong một số văn bản quy phạm pháp luật về công nghệ cao, tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam; chính sách hỗ trợ đầu tư, tín dụng, thuế … và tiếp tục được bổ sung trong quá trình xây dựng và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án về viễn thông và CNTT”, đại diện VNNIC thông tin.