BYD là cái tên đang nổi lên khi lần đầu tiên vượt qua Volkswagen trong bảng xếp hạng vào quý đầu tiên của năm 2023 tại thị trường Trung Quốc,ãngôtôTrungQuốcBYDbịtừchốixâynhàmáytỷđôlaởẤnĐộtrực tiếp bongda nhờ các mẫu xe điện đang rất được lòng khách hàng nội địa.
Không chỉ dừng lại ở Trung Quốc, tham vọng của BYD là sẽ thống lĩnh các thị trường mới nổi, gồm châu Âu, Đông Nam Á và Nam Á. Trong đó, thị trường châu Âu và Đông Nam Á đang rất thuận lợi với hãng xe đến từ Trung Quốc. Ngay đầu năm 2023, BYD đã công bố kế hoạch tiến đến thị trường châu Âu, bao gồm cả ở Đức, Thụy Điển, Na Uy, Hà Lan, Pháp và Vương quốc Anh, sẵn sàng xây nhà máy lớn.
Tại Đông Nam Á, BYD đang xây dựng cơ sở sản xuất đầu tiên ở Thái Lan với công suất 150.000 xe/năm. Ngoài ra, họ cũng đang xem xét đặt thêm nhà máy ở một quốc gia lân cận khác như Việt Nam, Philippines và Indonesia.
Tuy nhiên, kế hoạch tiến xuống vùng Nam Á với mục tiêu chiếm lĩnh 40% thị trường xe điện của Ấn Độ vào năm 2030 của BYD đã phải dừng bước trước quyết định "rắn tay" của chính phủ nước này. Mới đây, đề xuất của BYD và đối tác công ty tư nhân Megha Engineering and Infrastructures ở Ấn Độ muốn bắt tay để thành lập liên doanh và xây nhà máy xe điện trị giá 1 tỷ đô la Mỹ đã bị khước từ.
Bộ Thương mại Ấn Độ, Cục Xúc tiến Công nghiệp và Thương mại Nội địa Ấn Độ (DPIIT) đã từ chối với lý do lo ngại về an ninh.
Thời gian gần đây, căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng gia tăng ở vùng biên giới có thể là nguyên nhân gián tiếp. Nhưng thực tế, trước BYD, một công ty khác là Great Wall Motor cũng đã bị từ chối kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào tháng 7/2022, dù đã mất 2 năm rưỡi chuẩn bị các kế hoạch.
Ấn Độ hiện là nhà sản xuất và cũng là thị trường xe hai bánh lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là thị trường ô tô lớn thứ ba thế giới (sau Trung Quốc và Mỹ). Ô tô điện đang chiếm 1% trong số 3 triệu ô tô được bán ra mỗi năm, nhưng tốc độ sẽ tăng dần. Chính phủ New Delhi muốn tăng tỷ lệ này lên 30% vào năm 2030 và đã đưa ra một loạt chính sách để đạt được điều đó, bao gồm giảm thuế cho người tiêu dùng. Các hãng xe điện nội địa Ấn Độ cũng được ưu đãi lớn về thuế, phí, có thể giảm thời gian thử nghiệm để sớm đưa sản phẩm ra thị trường.
Tata Motors đang là hãng xe nội địa chiếm 88% thị phần tại quốc gia này cũng đã đặt mục tiêu đạt 30% tỷ lệ sử dụng xe điện vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, Tata đưa ra chiến lược ra mắt các sản phẩm xe điện cỡ nhỏ, pin nhỏ, đồng nghĩa với việc giá thành rẻ và thời gian sạc pin ngắn. Cụ thể chính là hai mẫu Tigor EV và Nexon EV với mức giá từ 1.249.000 - 1.375.000 Rupee (tương đương 354,5 - 390,2 triệu đồng), có thể sạc thường 100% trong 7,5-8,5 giờ, di chuyển quãng đường tối đa 312-315 km.
Việc Chính phủ Ấn Độ thẳng thừng từ chối các "ông lớn" xe điện đến từ Trung Quốc trước mắt sẽ là lợi thế cho các hãng xe nội địa tranh thủ thời gian để chiếm thêm thị phần, tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức không nhỏ về mặt phát triển công nghệ, trong đó có công nghệ pin và khung gầm hiện đang là thế mạnh của Trung Quốc.
Theo SCMP, Hindustan Times
Vì sao Ấn Độ nhất quyết nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô?Hiện nay chính phủ Ấn Độ đang đẩy mạnh công cuộc nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô mũi nhọn của đất nước với khẩu hiệu “Make in India”.