Những bộ phận nào trên xe ô tô bị cấm độ, cải tạo?_keo nha cai

Một trường hợp xe cũ bình dân được cải tạo với hình dáng mô phỏng xe sang - Ảnh tư liệu

Tuy vậy, đại diện Phòng Kiểm định xe cơ giới cho biết, việc cải tạo phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của xe ô tô để đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Do đó, theo quy định hiện hành, nhiều chi tiết, hạng mục kỹ thuật trên xe ô tô bị cấm cải tạo, thay đổi thêm, bớt so với thiết kế của nhà sản xuất.

Một số hạng mục không được phép cải tạo như: hệ thống treo, hệ thống phanh (trừ xe sát hạch lắp thêm phanh phụ; cải tạo để cung cấp năng lượng phanh của rơ moóc, sơ mi rơ moóc), hệ thống lái; lắp giường nằm loại hai tầng lên xe chở người; tăng kích thước khoang chở hành lý; thay đổi kích cỡ lốp, số trục và vết bánh xe; thay đổi khoảng cách giữa các trục của xe cơ giới (trừ cải tạo thành xe chuyên dùng, đầu kéo); tăng chiều dài toàn bộ của xe; tạo tăng kích thước lòng thùng xe của xe tải, thể tích xi téc.

Trong suốt quá trình sử dụng, mỗi xe cơ giới chỉ được cải tạo, thay đổi 1 trong 2 tổng thành chính là động cơ hoặc khung; Không được cải tạo quá 3 hệ thống, tổng thành sau: buồng lái, thân hoặc thùng xe, khoang chở khách; truyền lực; chuyển động; treo; phanh; lái; nhiên liệu. Không sử dụng các hệ thống, tổng thành đã qua sử dụng trong cải tạo xe cơ giới.

Về loại xe, cũng theo Phòng Kiểm định xe cơ giới, cấm thay đổi mục đích sử dụng (công năng) đối với xe đã sử dụng trên 15 năm (tính từ năm sản xuất); cải tạo xe cơ giới chuyên dùng nhập khẩu thành xe cơ giới loại khác trong thời gian 5 năm (tính từ năm cấp biển số lần đầu), xe đông lạnh nhập khẩu thành xe loại khác trong thời gian 3 năm.