Hội thảo cấp quốc gia “CMCN 4.0 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng,áchmạngcơchếSandboxcóthểlàlựachọnlậppháplậpquykhôbóng đá cá cược hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam” do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 24/6 có sự tham dự, phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. |
Trong tham luận “Một số yêu cầu đổi mới tư duy pháp lý thích ứng với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)” đóng góp cho hội thảo cấp quốc gia “CMCN 4.0 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam”, TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp cũng cho hay, thực tế cho thấy, dùng luật để xác lập các quy tắc pháp lý xử lý các vấn đề mới phát sinh từ việc ứng dụng các công nghệ mới trong cuộc CMCN 4.0 là một thách thức.
Theo ông Cương, việc ứng dụng những công nghệ mới của CMCN 4.0 có thể đưa tới những tác động lan tỏa nhanh và mạnh mà hệ thống quản lý hiện hành có thể không theo kịp, nên việc ứng dụng những cơ chế thử nghiệm hoặc thí điểm trong phạm vi hạn chế (mà thế giới thường gọi là Sandbox) có thể là chọn lựa lập pháp, lập quy khôn ngoan.
“Tuy nhiên, cơ chế thử nghiệm trong phạm vi hạn chế này được áp dụng trong trường hợp nào thì cần được tính toán kỹ lưỡng các mặt lợi hại để làm sao vừa bảo đảm khuyến khích quá trình đổi mới sáng tạo nhưng vẫn bảo đảm được yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng theo tinh thần Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013”, ông Cương khuyến nghị.
Một số chuyên gia công nghệ cũng cho rằng, không nên áp dụng cơ chế Sandbox theo phong trào mà nên chọn lọc, có tiêu chí rõ ràng, phạm vi cụ thể, đồng thời cần có công cụ giám sát đủ mạnh và chế tài xử phạt nghiêm nếu doanh nghiệp được triển khai cơ chế thí điểm, thử nghiệm phạm luật, thực hiện không đúng với lĩnh vực, phạm vi được cấp phép.
Theo TS. Trần Thị Quang Hồng, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật trên cơ sở nhận biết đầy đủ các khía cạnh pháp lý của công nghệ để đảm bảo doanh nghiệp theo mô hình mới hay mô hình truyền thống đều kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng (Ảnh minh họa: Internet) |
Đề cập đến những ứng xử về chính sách pháp luật trong CMCN 4.0, với mô hình kinh doanh mới - kinh tế chia sẻ, TS.Trần Thị Quang Hồng, Trưởng ban Nghiên cứu pháp luật Dân sự - kinh tế, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) nêu quan điểm, kinh nghiệm từ các cuộc CMCN trước cho thấy mọi ứng xử thành công về mặt chính sách và pháp luật đối với công nghệ đều phải dựa trên sự nhận diện đầy đủ những đối tượng có thể là winner (nhóm giành được ưu thế trong CMCN) hay loser (nhóm gặp bất lợi và bị thua thiệt từ CMCN) của cuộc cách mạng này.