Căn bệnh tim mạch âm thầm đe dọa nhiều người cao tuổi mà không biết_bảng xếp.hạng fifa
Theănbệnhtimmạchâmthầmđedọanhiềungườicaotuổimàkhôngbiếbảng xếp.hạng fifao kết quả điều tra quốc gia các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2021 (STEPS) tại Việt Nam, ước tính khoảng 20,2 triệu người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) mắc tăng huyết áp. Tỷ lệ mắc bệnh là 26,2%, nghĩa là cứ gần 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh này.
Tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” do không biểu hiện triệu chứng nên nhiều người chủ quan, lâu ngày có thể biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…
Thực tế, qua điều tra, khoảng 60% người bị tăng huyết áp chưa được phát hiện và gần 70% chưa được điều trị. Nhiều người, nhất là người cao tuổi sau khi bị đột quỵ, suy tim, mới biết bản thân bị tăng huyết áp.
Tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, cơ xương khớp, ung thư là các bệnh lý không lây nhiễm rất phổ biến ở người cao tuổi Việt Nam. Ước tính hằng năm, tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% tổng số tử vong trên toàn quốc.
PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho hay nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, bệnh răng miệng…
“Các nghiên cứu cho thấy nếu bạn uống 1 lon đồ uống có đường trở lên mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh không lây nhiễm”, bác sĩ Mai cho biết.
Vị chuyên gia dẫn chứng một nghiên cứu ở Mỹ thực hiện trên 106.000 giáo viên cho thấy tiêu thụ ≥355ml đồ uống có đường/ngày có liên quan đến bệnh tim mạch, tái thông mạch và đột quỵ.
Tại nước ta, trung bình mỗi ngày một người tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do, cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo có lợi cho sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Trong một hội thảo về tiêu thụ đồ uống có đường, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết mức tiêu thụ loại đồ uống này gia tăng nhanh là yếu tố quan trọng góp phần làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì ở Việt Nam. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở người trưởng thành là 20%, có địa phương lên tới gần 30%. Đây lại là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm.
Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu bức thiết để giảm lượng tiêu thụ đồ uống có đường, từ đó góp phần giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong.
"Để hạn chế tiêu thụ đường, cần có ý thức hạn chế cho thêm đường, sử dụng các sản phẩm ít đường hoặc không đường để đảm bảo cơ thể có sự cân đối lành mạnh giữa các dinh dưỡng”, PGS Trương Tuyết Mai khuyến cáo. Cụ thể, lượng đường tự do tiêu thụ một ngày không nên quá 25g hoặc 5-6 muỗng cà phê để có lợi hơn cho sức khỏe. Đồng thời, người dân nên có thói quen đọc nhãn sản phẩm để lượng đường ăn vào là bao nhiêu. Đặc biệt, với người cao tuổi, nhất là những người mắc tăng huyết áp, đái tháo đường, kiểm soát lượng đường đưa vào cơ thể càng quan trọng.
Về chính sách, theo WHO, các quốc gia triển khai kết hợp nhiều giải pháp như giáo dục truyền thông, hạn chế quảng cáo đồ uống có đường đối với trẻ em và áp thuế với đồ uống có đường. Trong đó, áp thuế đồ uống có đường được coi là một trong những chính sách hiệu quả nhất, hiện được áp dụng tại 117 quốc gia/vùng lãnh thổ, giúp giảm tiêu thụ loại đồ uống này để phòng chống các bệnh không lây nhiễm liên quan.
Tại Việt Nam, trong Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/1/2022, hoàn thiện cơ chế, chính sách về dinh dưỡng, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là một trong các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
Trong Chương trình Hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ, trợ giúp y tế, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là nhiệm vụ và giải pháp đầu tiên.
Cụ thể, triển khai kịp thời chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, lập sổ quản lý theo dõi sức khỏe người cao tuổi ở y tế tuyến xã, ưu tiên nhóm người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên và từng bước mở rộng đến nhóm từ 65 tuổi trở lên...;
Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người cao tuổi;
Phát triển mạng lưới nhân viên chăm sóc, thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại nhà và cộng đồng; tổ chức tập huấn, huấn luyện và hướng dẫn để người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe, thành viên gia đình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.