Để kịp thời cập nhật nội dung các văn bản quy phạm pháp luật mới nhằm phục vụ tốt công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng,ếtchặtcôngtácquảnlýdựánđầutưxâydựsoi kèo trận sevilla mới đây Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị giám sát đánh giá đầu tư, tài chính cho các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ. Tại hội nghị, ông Hoàng Thọ Vinh- Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, Luật Xây dựng 2014 và Nghị định số 59 ra đời thay thế Luật xây dựng 2003 và NĐ 12/2009 của Chính phủ về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng nhằm phù hợp nhu cầu phát triển chung của xã hội và đảm bảo quản lý tốt nguồn vốn Nhà nước. Luật quy định rõ ràng, mạnh mẽ hơn về vai trò quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đối với các chủ đầu tư từ khâu thẩm định dự án, thiết kế đến nghiệm thu đưa dự án vào khai thác sử dụng và siết chặt quản lý, không để xảy ra tình trạng như 10 năm qua là tương đối buông lỏng quản lý những công trình xây dựng sử dụng mọi nguồn vốn khiến tiến độ không đảm bảo, kéo dài, vốn ngân sách cho các doanh nghiệp đầu tư không hiệu quả, lãng phí, thất thoát. Trong đó, Nghị định 59 (hiệu lực từ ngày 05/08/2015) đã thay đổi quy định về chủ đầu tư; mô hình, tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án (QLDA) nhằm đảm bảo dự án được quản lý bởi đơn vị chủ đầu tư, Ban QLDA có điều kiện, năng lực tương xứng với quy mô của dự án. Theo ông Vinh, Luật xây dựng năm 2003 có 6 tồn tại như: không phân định rõ phương thức quản lý đối với các nguồn vốn khác nhau; việc giao chủ đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước chưa đảm bảo chất lượng; chưa coi trọng vai trò quản lý nhà nước trong khâu thẩm định dự án; chưa coi trọng vai trò quản lý nhà nước đối với thẩm định thiết kế, dự toán; Ban QLDA sử dụng vốn nhà nước không có kinh nghiệm; cạnh tranh năng lực hoạt động xây dựng chưa bình đẳng, minh bạch. Trong quá trình tổng kết, đánh giá có trên 34.000 công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong tất cả các bộ ngành địa phương thì có trên 10.000 ban QLDA lớn nhỏ. Nhiều ban QLDA không có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nhưng cũng trúng thầu gói thầu công trình lớn. Khâu thẩm định, thiết kế dự toán cũng có vấn đề, qua kiểm tra đã cắt giảm được 9,2% tổng chi phí dự toán. Cá biệt có nhiều công trình 3- 4%. Tuy nhiên chế tài lại chưa nghiêm nên khi xảy ra sự cố chỉ có khiển trách, không bị xử lý hình sự, bồi thường. “Rõ ràng ngân sách nhà nước thất thoát lớn. Nếu xử lý nghiêm chắc chắn nhiều người không dám nhận làm chủ đầu tư”, ông Vinh đánh giá. Theo ông Vinh, Luật xây dựng 2014 lần này đã quy định các điều kiện, xác nhận năng lực của Ban QLDA. Năng lực đến đâu thì được xác nhận đến đó để làm cơ sở kiểm tra, kiểm soát, làm căn cứ cho các nhà đầu tư, chủ đầu tư lựa chọn. "Ban QLDA phải sắp xếp lại theo tính chuyên nghiệp, không thể để như trước là cứ thành lập tràn lan rồi thuê tư vấn quản lý vừa lãng phí, không đảm bảo", ông Vinh cho biết. Cũng theo ông Vinh, Nghị định 59 về quản lý đầu tư xây dựng được được ban hành cuối cùng vì có rất nhiều vấn đề va chạm đến các bộ ngành, doanh nghiệp, và đây là cũng là Nghị định 59 cốt lõi hướng dẫn Luật xây dựng. Trong có có các khâu: Lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý dự án; quản lý chi phí trong hoạt động xây dựng, thực hiện dự án đầu tư xây dựng; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng…được quy định cụ thể. Trong nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định phải bảo đảm cấp đủ vốn, hiệu quả KT-XH, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể tham gia hoạt động, quản lý thực hiện dự án phù hợp với nguồn vốn sử dụng. Vốn nhà nước chặt chẽ, toàn diện; vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án PPP và vốn khác mục tiêu tác động đến cộng đồng. Luật cũng quy định rõ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng: Phải có chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Ví dụ đối với tư vấn QLDA Hạng 1 phải có ít nhất 3 người làm giám đốc QLDA nhóm A; cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề hạng 1; ít nhất 20 người có chuyên môn phù hợp với dự án và đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại. Khâu thực hiện dự án đầu tư xây dựng cũng được quy định rất chặt chẽ từ chuẩn bị mặt bằng xây dựng đến khảo sát thiết kế xây dựng, giấy phép xây dựng, thi công xây dựng công trình, quản lý thi công, kiểm tra công tác nghiệm thu, kết thúc xây dựng, bảo hành công trình… Theo ông Vinh, những quy định chặt chẽ này sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý vốn nhà nước, đảm bảo chất lượng các dự án đầu tư xây dựng, tránh thất thoát, lãng phí. TheoInfonet Quản lý nhà chung cư: bán hết hàng là xong chuyện?