当前位置:首页 > La liga

Trao 84 giải thưởng cuộc thi 'Học sinh với An toàn thông tin' lần thứ nhất_trực tiếp đá banh kèo nhà cái

Gần 600.000 học sinh dự thi trực tuyến

Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 vừa được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì tổ chức trực tuyến vào sáng ngày 8/4.

Được khởi động từ tháng 6/2021 và kết thúc vào tháng 4/2022,ảithưởngcuộcthiHọcsinhvớiAntoànthôngtinlầnthứnhấtrực tiếp đá banh kèo nhà cái “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 là cuộc thi dành cho học sinh THCS trên toàn quốc, với mục đích tuyên truyền, cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho học sinh, phụ huynh; Tạo ra một sân chơi lành mạnh, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.

Năm 2022 là lần đầu tiên cuộc thi được VNISA chủ trì tổ chức và dự kiến sẽ duy trì thường niên, trở thành một phần trong chuỗi hoạt động Ngày an toàn thông tin Việt Nam.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đánh giá, cuộc thi đã trang bị cho học sinh kỹ năng, kiến thức để bảo vệ mình trên mạng, góp phần giải quyết một trong những vấn đề cấp bách của xã hội.

“Cuộc thi đã nhận được ủng hộ, tham gia nhiệt tình và trách nhiệm cao của các bộ, cơ quan Nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp. Chúng tôi cũng có được sự phối hợp hiệu quả của các tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động hỗ trợ, bảo vệ trẻ em tại Việt Nam; cùng các cơ quan báo chí, huy động được khả năng truyền thông của nhiều đơn vị phối hợp tổ chức, đặc biệt là qua kênh TikTok”, đại diện Ban tổ chức cho hay.

{keywords}
Hà Nội là địa phương có số lượng học sinh dự thi đông hơn cả, với 125.209 thí sinh của 568 trường.

Trong thời gian thi chính thức kéo dài từ ngày 3/3/2022 đến 24h ngày 24/3/2022, qua hệ thống thi trực tuyến tại website thihsattt.vn, đã có 592.810 học sinh đến từ 5.783 trường THCS tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước thực hiện bài thi. Tuy nhiên, số bài thi đạt điểm cao, từ 22 – 24 điểm, chỉ là 280 bài.

Đại diện Ban tổ chức cũng cho biết, để bảo đảm khả năng chủ động trong quá trình thi, Ban tổ chức đã phối hợp với Bkav xây dựng, phát triển phần mềm đề thi riêng. Ngân hàng đề thi gồm 825 câu hỏi trắc nghiệm chia theo độ khó khác nhau cũng đã được Ban tổ chức xây dựng, với sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia thuộc các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đơn vị hội viên của VNISA.

Công bố 8 giải tập thể, 76 giải cá nhân của cuộc thi

Trong thời gian thi chính thức, Ban tổ chức cũng hỗ trợ kịp thời các trường hợp thí sinh bị lỗi do thiết bị, do nghẽn mạng; tạo điều kiện cho các thí sinh gặp sự cố được thi lại. Cơ bản hệ thống đã phục vụ được cho học sinh THCS toàn quốc tham dự cuộc thi trên máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng. Có thời điểm hàng nghìn thí sinh cùng thi một lúc, thí sinh ngay sau khi nộp bài đã được xem kết quả thi của mình. Tất cả bài thi được lưu trữ trên máy chủ.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức đã thiết lập 4 kênh hỗ trợ cuộc thi từ 8h đến 22h trong 21 ngày mở hệ thống thi. Theo thống kê, tổ hướng dẫn đã tiếp nhận và hỗ trợ khoảng 1.000 cuộc gọi qua hotline; 5.000 tin nhắn qua Zalo; 3.000 tin nhắn qua messenger và khoảng 4.000 email yêu cầu hỗ trợ.

{keywords}
Đại diện trường THCS Đống Đa, quận Đống Đa, Hà Nội nhận giải Nhất tập thể.

Khép lại cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” lần thứ nhất, 8 trường phổ thông giành giải tập thể. Trong đó, 3 trường THCS Đống Đa (Hà Nội), Vĩnh Lộc A và Đông Thạch (TP.HCM) đạt giải Nhất. Năm trường THCS Đại Kim, Đoàn Thị Điểm, Ngô Sĩ Liên (Hà Nội), Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đồng Đen (TP.HCM) cùng nhận giải Nhì của cuộc thi.

Trong 76 thí sinh đạt giải cá nhân của cuộc thi, 3 học sinh đạt giải Nhất là Nguyễn Ngọc Diệp, lớp 6A3 trường THCS Nguyễn Đăng Đạo, Bắc Ninh; Phạm Lê Minh Đức, lớp 7A1 trường Tiểu học và THCS Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, Hà Nội; Phạm Thị Thanh Bình, lớp 8E, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh.

Đưa cuộc thi thành chương trình thường niên về an toàn thông tin cho trẻ em

VNISA dự kiến tiếp tục duy trì thường niên và phát triển cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin”, đưa cuộc thi trở thành một phần trong chuỗi hoạt động Ngày an toàn thông tin Việt Nam, phấn đấu năm 2023 có 1 triệu thí sinh dự thi.

Chia sẻ tại lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, Bộ TT&TT đánh giá rất cao việc VNISA và các đơn vị liên quan, thành viên trong Ban tổ chức thể hiện tinh thần sáng tạo, quyết liệt trong việc tổ chức cuộc thi một cách bài bản, khoa học; ứng dụng CNTT, xây dựng phần mềm thi trực tuyến hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh dự thi. Khâu tổ chức đánh giá nhanh, kịp thời, minh bạch để có cuộc thi đạt kết quả tốt.

Bên cạnh sự hỗ trợ, thúc đẩy của các trường học, phụ huynh, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chỉ rõ chính các em học sinh là nhân tố quan trọng nhất làm nên thành công của cuộc thi. Những kiến thức có được qua cuộc thi là cơ bản, còn rất nhiều kiến thức thú vị để các em tiếp tục tìm hiểu, khám phá trên môi trường mạng, phục vụ cho học tập và giải trí an toàn, lành mạnh.

“Cuộc thi sẽ trở thành chương trình thường niên về an toàn thông tin cho trẻ em tại Việt Nam. Có thể xem xét mở rộng phạm vi các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Hi vọng rằng chương trình này sẽ giúp ích hiệu quả cho công cuộc chăm sóc, bảo vệ cho những mầm non của đất nước, cho sự nghiệp trồng người của dân tộc”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng tin tưởng.

Vân Anh

Trang bị “vắc xin số” giúp học sinh an toàn trên không gian mạng

Trang bị “vắc xin số” giúp học sinh an toàn trên không gian mạng

Cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2022 sẽ tập trung cung cấp các kiến thức và kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho học sinh THCS, giúp các em có “vắc xin số” để tự bảo vệ, tự phát triển lành mạnh, sáng tạo trên mạng.

分享到: