Điều còn mãi 2016: Nỗi lòng nghệ sĩ đàn bầu Bùi Lệ Chi_kqbd hang 2 y
作者:La liga 来源:Cúp C1 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 05:18:12 评论数:
- Lần đầu tiên tham gia vào chương trình "Điều còn mãi" với danh nghĩa solo đàn bầu,ĐiềucònmãiNỗilòngnghệsĩđànbầuBùiLệkqbd hang 2 y lại biểu diễn bài "Chào mừng" - tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Trọng Bằng cùng dàn nhạc, NSƯT Bùi Lệ Chi chia sẻ những cảm xúc của mình.
NSƯT Bùi Lệ Chi từng đạt Huy chương vàng độc tấu đàn bầu cuộc thi "Âm nhạc mùa xuân" tại Bình Nhưỡng (Triều Tiên) và rất nhiều giải thưởng khác. |
NSƯT Bùi Lệ Chi là nghệ sĩ đàn bầu được đào tạo từ khi còn rất nhỏ, 8 tuổi chị đã vào Nhạc viện để học nhạc. Đây là lần đầu tiên chị tham gia vào chương trình "Điều còn mãi" với danh nghĩa solo đàn bầu, lại biểu diễn bài "Chào mừng" - tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Trọng Bằng cùng dàn nhạc.
NSƯT Bùi Lệ Chi chia sẻ, với nghệ sĩ, được biểu diễn trên sân khấu, lại được khán giả am hiểu âm nhạc thưởng thức, trong một không gian trang trọng, vào một ngày quá ý nghĩa như là 2/9 thì còn gì bằng. Tác phẩm "Chào mừng" của nhạc sĩ Trọng Bằng viết năm 1986 cho dàn nhạc giao hưởng kết hợp với đàn bầu. Tính chất, tinh thần của tác phẩm rất này rất vui vẻ nó phù hợp với ngày hội chiến thắng của đất nước. Xen kẽ những phần nhạc hào hùng nhanh chậm nhanh chậm thì tác giả đã đưa phần đàn dân tộc vào rất trữ tình mềm mại, đó là cây đàn bầu. NSƯT Bùi Lệ Chi cho rằng, bất cứ ai khi nghe tác phẩm này cũng có thể hiểu được, yêu nó.
NSƯT Bùi Lệ Chi cho biết, thực tế người viết nhạc dân tộc bây giờ không nhiều. Từ khi đàn bầu trở thành một bộ môn, phương pháp giảng dạy và truyền bá đã có nhiều thay đổi. Nếu như ngày xưa, việc dạy nghề của các nghệ nhân trong dân gian thường theo lối truyền nghề thì nay ở trường nhạc, việc giảng dạy đàn bầu đã được thông qua hệ thống giáo trình, có bản phổ chính quy.
Để đàn bầu ngày càng phát triển, theo NSƯT Bùi Lệ Chi những tác phẩm hay cho nhạc cụ dân tộc cũng cần được khích lệ bằng giải thưởng. Nên phát động cuộc thi sáng tác cho nhạc cụ dân tộc nói chung, đàn bầu nói riêng, bổ sung tác phẩm trong giảng dạy và biểu diễn. Chúng tôi cũng đang ngày đêm giữ lại nghệ thuật truyền thống này. Câu lạc bộ "Nghệ thuật đàn bầu Việt Nam” thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam ra đời cũng nhằm mục đích này.
Nằm trong khuôn khổ chương trình Điều còn mãi 2016, các tác phẩm sẽ được trình diễn gồm: Chào mừng (Trọng Bằng): Cảm xúc Tháng Mười (tác giả Nguyễn Thành & Tạ Hữu Yên; biểu diễn: NSƯT Hồng Vy), Bốn bức tranh (Tác giả Đặng Hữu Phúc; biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Tình ca Tây Bắc (tác giả Bùi Đức Hạnh; biểu diễn: Lê Anh Dũng, Thành Lê). Bạch Đằng Giang (tác giả Trần Mạnh Hùng; biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Chào sông Mã anh hùng (tác giả Xuân Giao; biểu diễn: Lê Anh Dũng); Quảng Bình quê ta ơi (tác giả Hoàng Vân; biểu diễn: Thành Lê); Tình yêu của Biển (tác giả Phú Quang; biểu diễn: Solo Flute NSƯT Diệu Hồng & Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam). Chương trình hòa nhạc quốc gia Điều còn mãi 2016 do Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, báo điện tử VietNamNet, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức với sự tham gia tài trợ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Tập đoàn VINGROUP, Công ty CP Đầu tư & Phát triển BĐS An Gia, Tổng công ty Bia rượu NGK Sài Gòn (Sabeco), Công ty Yến Sào Khánh Hòa và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội. "Điều còn mãi" 2016 diễn ra vào 14 giờ, ngày Quốc khánh 2/9, tại Nhà hát lớn Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV3 và tiếp sóng trên VietNamNet. |
T. Lê