Theơnbáocáovềviệcxâmhạitrẻemtrênmôitrườngmạngnăkqbd senegalo số liệu năm 2021 của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có khoảng 27 triệu trẻ em dưới 18 tuổi. Thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý Phát triển bền vững (MSD) cho thấy, có 96,9% trẻ em sử dụng mạng Internet.
Một số liệu khác của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) chỉ ra rằng, gần 36,5% trẻ em đã phải trải nghiệm các thông tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực trên Internet. Hơn 13% trẻ em buộc phải tiếp xúc không mong muốn với các tài liệu khiêu dâm. Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 cũng làm tăng nguy cơ trẻ em bị quấy rối bởi các nội dung bạo lực, tình dục trên không gian mạng.
Báo cáo năm 2022 của ECPAT, Interpol và UNICEF cho thấy, có 1% trẻ em Việt Nam bị dụ dỗ gửi ảnh, video về bộ phận nhạy cảm khi sử dụng Internet.
Không chỉ vậy, 2% trẻ em Việt Nam nhận được yêu cầu trò chuyện tình dục qua mạng, 1% trẻ em Việt tham gia khảo sát bị chia sẻ hình ảnh nhạy cảm khi không có sự đồng ý. Đáng chú ý, trong quá trình sử dụng Internet, 0,3% trẻ em Việt bị đề nghị cho tiền hoặc quà để thực hiện hành vi quan hệ tình dục.
Nhiều nghiên cứu ở Mỹ đã cho thấy, có mối quan hệ nhân quả giữa việc tiếp xúc các sản phẩm bạo lực tình dục trẻ em với hành vi bạo lực hay cưỡng ép tình dục. Trẻ em 10-16 tuổi có nguy cơ tham gia vào các hoạt động cưỡng ép tình dục cao hơn gấp 6 lần.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các nội dung độc hại trên mạng cũng làm tăng nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn và mang thai ngoài ý muốn ở trẻ. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hành vi của trẻ vị thành niên.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm về bảo vệ trẻ em trên Internet được tổ chức mới đây, bà Hoàng Thu Giang (Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin & Truyền thông) cho biết, trẻ em bị bạo lực và xâm hại tình dục qua mạng thường không kể với ai về chuyện đã xảy ra.
“Hầu như không có trẻ nào sử dụng cơ chế trình báo chính thức để trao đổi với công an hay qua đường dây nóng hoặc tổng đài hỗ trợ trong những trường hợp này. Phần lớn không kể lại sự việc với người chăm sóc. Với những đặc điểm trên việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là rất cần thiết”, bà Giang nói.
Hiện đã có nhiều công nghệ và các thiết bị bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Tuy vậy, theo đại diện Cục An toàn thông tin, cách bảo vệ trẻ hoàn hảo nhất vẫn là nâng cao nhận thức về sử dụng mạng an toàn cho các em, những công dân số tương lai của đất nước.
Ở góc độ đơn vị phát triển nền tảng, ông Nguyễn Lâm Thanh - đại diện TikTok Việt Nam cho hay, trong câu chuyện bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, trách nhiệm của các nền tảng là rất nặng nề. Chỉ một thông tin không tốt có thể gây hại tới hàng chục triệu người trong khoảng thời gian ngắn.
“Đây là lý do trong giai đoạn đầu vào Việt Nam, TikTok kiểm soát nội dung trên nền tảng của mình rất chặt. Chúng tôi cũng có các chuyên gia xây dựng, điều chỉnh chính sách thường xuyên tham gia các buổi hội thảo, lắng nghe các góc nhìn, từ đó điều chỉnh nhằm đảm bảo một môi trường an toàn trên Internet”, ông Lâm Thanh nói.
Theo bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và xã hội), trong năm 2022, Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em (Tổng đài 111) đã ghi nhận gần 370.000 cuộc gọi đến, với gần 28.000 cuộc gọi được lập hồ sơ và hơn 1.500 ca can thiệp hỗ trợ.
Trong số này, có tổng cộng 419 cuộc gọi báo cáo về hoạt động xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Tổng cộng, Cục trẻ em đã 21 lần can thiệp để xử lý những trường hợp này.
Để bảo vệ tốt hơn trẻ em trên môi trường mạng, bà Nguyễn Thị Nga cho rằng, cần tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của gia đình, cha mẹ và trường học trong việc huấn luyện, hướng dẫn trẻ sử dụng Internet an toàn.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường xây dựng các ứng dụng, trò chơi lành mạnh, thu hút sự tham gia của trẻ em để tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng bổ ích trên môi trường mạng.
Trang bị kiến thức để không bị xâm hại trên mạng
Bà Đỗ Hải Anh, Trưởng phòng Quy hoạch Phát triển (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) khẳng định người dùng cần trang bị kiến thức an toàn trước các mối nguy trên Internet.